Những người Bali Aga là những dân cư lâu đời nhất sống trong những ngôi làng xa xôi hẻo lánh phía Đông Bắc Bali. Người dân nơi đây có những tín ngưỡng truyền thống cũng như tập tục mang bản sắc riêng của họ.
Ở làng Trunyan, ví dụ điển hình đó là phong tục mai tang người chết bằng phương pháp “phơi” nắng dưới tán cây cho đến khi xác người chết phân hủy.
Ketut Blen, một người dân làng Trunyan có người anh em họ vừa mới qua đời được mai táng ở đây, nói rằng: Ở đây có hai bãi nghĩa trang, một để dành cho những người được cho là đã hoàn thành chuyến đi cuộc đời mình. Còn bãi nghĩa trang còn lại là dành cho những người xấu số mà cuộc đời vẫn còn dang dở.
Truynyan là ngôi làng duy nhất còn lại trên thế giới có tập tục mai táng người chết kì dị và đầy ám ảnh này. Nhưng nghi lễ phơi xác này chỉ được họ áp dụng và “vinh danh” cho những người đã kết hôn khi qua đời, còn những người chưa lập gia đình sẽ được chôn cất tại một khu nghĩa địa thực sự ở gần làng.
Sống chung với núi lửa, người Trunyan tin rằng việc mai táng người chết có thể làm thần lửa Brahma giận dữ và khiến núi lửa phun trào. Vì vậy, người chết đươc mai táng bằng cách cho phân hủy dưới bàn tay thiên nhiên. Bởi vậy tập tục phơi xác người chết luôn là điều họ muốn làm để mong một cuộc sống yên lành với họ.
Những xác chết trong lồng được đặt gần gốc cây Taru Menyan - một loại cây đặc biệt có thể tỏa ra mùi hương lấn át được mùi tủ khí nồng nặc trong khu nghĩa địa. Vì vậy, người chết được mai táng bằng cách cho để phân hủy dưới bàn tay thiên nhiên.
Khi các xác chết được phân hủy hoàn toàn, người dân sẽ "cải mộ" bằng cách lấy phần sọ người chết, đặt lên bàn thờ đá dưới gốc cây linh thiêng trong nghĩa địa. Phần xương còn lại sẽ được lấy ra khỏi lồng, nhường chỗ cho một người quá cố khác.
Thông thường, chỉ những người đàn ông mới được phép đến khu nghĩa địa ám ảnh này. Họ cũng là người thay quần áo, tắm rửa xác chết và "cải mộ" mỗi khi có người mới qua đời. Họ quan niệm rằng, nếu những phụ nữ trong làng cố tình đến đây, người ta tin rằng, ngôi làng Trunyan sẽ phải hứng chịu những thảm họa kinh hoàng của thiên nhiên như động đất, núi lửa.
Tập tục phơi xác người chết ở Bali cũng có nét tương đồng với tục đào xác người chết, tắm rửa và đưa về thăm nhà của bộ tộc Toraja ở khu vực phía nam Sulawesi, Indonesia. Hai tập tục kinh hãi này đều nhằm tôn vinh những người qua đời, thể hiện lòng biết ơn, tình yêu lòng tôn kính với tổ tiên của mình.
Ở Bali, không chỉ phơi xác người quá cố để tôn vinh, cư dân ở đây còn có những lễ hội truyền thống kỳ lạ như Brutuk. Thanh niên sẽ quấn lá chuối khô lên người, chạy quanh đền để tôn vinh linh vật truyền thống là sư tử Barong.
Tương tự với tập tục mai táng người chết kinh dị này ở Bali, Indonesia thì Làng Sagada nằm ở phía bắc quần đảo Philippines từng có truyền thống treo quan tài của người chết.
Người chết sẽ trải qua các nghi lễ cần thiết rồi được cho vào quan tài và treo lơ lửng trên cách đá. Để treo quan tài lên vách đá, cách mặt đất vài chục mét, người dân Sagada thậm chí phải dùng một hệ thống dây và ròng rọc. Sau đó quan tài phải được đóng chặt trên lớp đá vôi.
Qua nhiều năm, không ít quan tài rơi xuống lòng thung lũng Echo do mục nát vì trời mưa. Các hang động gần thung lũng trở thành nơi cất giấu xác người chết mà không được chôn vùi xuống đất
Tuy nhiên những ảnh hưởng từ Kitô giáo sau này khiến nghi lễ mai táng trên vách núi biến mất. Quan tài cuối cùng được treo lên vào năm 2010.