Thứ năm, 02/05/2024 | 11:26
RSS

Tại sao nhiều người ăn kem để giảm đau họng?

Thứ sáu, 24/11/2023, 14:08 (GMT+7)

Ăn kem giúp giảm đau họng tạm thời nhờ cảm giác mát lạnh và dễ chịu. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Vậy, giải pháp giảm đau họng an toàn và hiệu quả là gì?

Tìm hiểu tại sao nhiều người ăn kem để giảm đau họng

Ăn kem có giúp giảm đau họng không? 

Khi họng đang bị đau, nhiệt độ lạnh khi ăn kem giúp làm mát và làm tê họng tạm thời, giảm cảm giác đau. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau này thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
 
Ngoài ra, hàm lượng đường cao trong hầu hết các loại kem có thể làm tăng thêm tình trạng viêm nhiễm và làm giảm khả năng miễn dịch, có thể khiến tình trạng đau họng thêm trầm trọng. 

Đường khiến tình trạng đau họng nặng hơn

Nghiên cứu cho thấy, đường làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng khả năng gây viêm, ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng. 
 
Lượng đường cao làm giảm hiệu quả của các tế bào bạch cầu, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại bệnh tật. Điều này đặc biệt đúng nếu virus hoặc vi khuẩn là nguyên nhân gây đau họng.
 
Đường có thể gây suy yếu hệ miễn dịch, khiến tình trạng đau họng nặng hơn

Có loại kem nào làm giảm đau họng không?

Nếu bạn đang bị đau họng nhưng vẫn muốn ăn kem, có thể chọn loại kem sau: 
 
• Kem ít đường: Chọn kem có hàm lượng đường thấp hơn hoặc là các loại kem không có đường.
• Chọn kem không chứa sữa: Những người bị dị ứng với sữa có thể khiến hệ miễn dịch bị tổn thương nhiều hơn. Trong những trường hợp này, nên chọn kem được làm từ nước cốt dừa hoặc sữa hạnh nhân. 
• Kem trái cây: Kem trái cây thường có ít chất béo và không chứa sữa, lại cung cấp một số vitamin thiết yếu và chất chống oxy hóa giúp làm dịu cổ họng. Tuy nhiên, kem trái cây vẫn có thể chứa nhiều đường, vì vậy tốt nhất nên chọn nhãn hiệu không thêm đường.
• Kem mềm: Nên chọn loại kem mềm, có kết cấu mịn, tránh loại kem cứng vì chúng gây kích ứng vùng họng đang bị đau. 

Kem có giúp giảm đau họng do viêm amidan không?

Ăn kem có thể giúp giảm đau nhẹ cho một số người bị viêm amidan do kết cấu dạng kem và lạnh. Vị lạnh có thể tạm thời làm tê cổ họng, kem mịn cũng ngon và dễ nuốt. 
 
Nghiên cứu cho thấy, trẻ vừa thực hiện phẫu thuật cắt amidan cũng cảm thấy dễ chịu hơn khi được ăn kem lạnh, so với ăn các thực phẩm ở nhiệt độ bình thường. 

Thực phẩm lạnh hay nóng tốt hơn cho bệnh viêm họng?

Khi nói đến việc làm dịu cơn đau họng, cả thực phẩm lạnh và nóng (không quá nóng) đều có thể giúp giảm đau, nhưng sở thích của mỗi người lại khác nhau. 
 
Một số người thích ăn kem để giảm đau họng, nhưng một số người lại thích uống một cốc nước ấm, đặc biệt là một cốc trà mật ong ấm. 
 
Uống nước ấm giúp giảm đau họng nhanh chóng

Bị viêm họng, nên tránh những thực phẩm nào?

Có một số thực phẩm có thể gây đau họng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng, tiêu biểu như: 
 
• Thực phẩm cay: Nhiệt từ gia vị thường gây kích ứng cổ họng, dẫn đến viêm và khó chịu.
• Thực phẩm và đồ uống có tính axit: Trái cây họ cam quýt, cà chua và thực phẩm chứa nhiều axit citric, đồ uống có tính axit như nước cam, nước ngọt có thể gây kích ứng cổ họng.
• Đồ uống nóng: Đồ uống quá nóng như trà hoặc cà phê nóng dễ làm bỏng niêm mạc cổ họng, dẫn đến viêm nhiễm.
• Các sản phẩm từ sữa: Một số người bị khó chịu ở cổ họng và cảm giác nước bọt đặc hơn sau khi uống sữa và dùng các sản phẩm từ sữa. 
• Rượu: Rượu gây mất nước, khiến cổ họng bị khô và làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng.

Bị viêm họng, nên làm gì để giảm đau họng và giảm ho? 

Để giảm cảm giác đau họng, có thể thực hiện ngay một số biện pháp sau
 
Uống nước ấm 
 
Nước ấm sẽ làm dịu cổ họng, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, đặc biệt là đau họng do cảm lạnh hay cảm cúm. 
 
Để có hiệu quả tốt hơn, nên uống nước chanh mật ong ấm, trà gừng ấm… 
 
Súc miệng nước muối sinh lý 
 
Muối có tính sát khuẩn, giúp giảm viêm ở cổ họng. Hàng ngày, nên dùng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối ấm để súc miệng nhiều lần, sẽ giúp giảm đau họng nhanh chóng. 
 
Dùng dung dịch xịt họng thảo dược
 
Có một số loại thảo dược có tác dụng giảm đau họng, giảm ho, giảm viêm họng như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào… 
 
Kết hợp các loại thảo dược này, các chuyên gia nghiên cứu đã sản xuất thành công sản phẩm dung dịch xịt họng. Chai dung dịch có vòi xịt dài, có tác dụng tại chỗ vùng hầu họng. 
 
Có sản phẩm dành riêng cho trẻ em và người lớn. Chỉ cần xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3-4 giờ, người lớn mỗi lần xịt 2-4 nhịp, trẻ em mỗi lần xịt 1-3 nhịp. 
 
Dung dịch xịt họng giúp hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng. Ngoài ra, còn giúp làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết
 
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 
 
Nếu không yên tâm với việc ăn kem làm giảm đau họng, bạn có thể tham khảo dùng dung dịch xịt họng thảo dược, để giảm viêm họng, amidan, thanh quản.
 

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid

- Dùng để làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết. 
- Hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.

Cách sử dụng: Lắc kỹ trước khi dùng 

- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, người lớn mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 1-3 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, người lớn mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 1-3 nhịp.. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.

 

Vân An
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại