Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:53
RSS

Những biện pháp cần nhớ khi bị đau họng lâu ngày

Thứ bảy, 30/07/2022, 08:03 (GMT+7)

Đau họng lâu ngày có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý phức tạp. Phát hiện và điều trị đúng nguyên nhân sẽ giúp giảm đau họng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Đau họng lâu ngày

Đau họng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Nguyên nhân gây đau họng lâu ngày

Đau họng là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương, trầy xước hoặc kích ứng ở vùng cổ họng, khiến người bệnh cảm thấy rát buốt trong cổ họng, giọng khàn và đau đớn khi nuốt.

Đau họng thông thường có thể biến mất trong khoảng 5-7 ngày, nhưng nếu đau họng kéo dài quá 10 ngày, rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phức tạp

Do viêm họng mạn tính

Viêm họng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất gây đau họng. Do bệnh lý này khá phổ biến nên người bệnh thường có xu hướng chủ quan trong việc điều trị, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, và lâu dần gây ra tình trạng viêm họng mạn tính.

Bên cạnh các biểu hiệu như đau họng, vướng họng, nuốt khó, người bệnh còn bị ho dai dẳng nhiều ngày không khỏi, khàn giọng và mệt mỏi.

Do viêm amidan

Amidan là bộ phận nằm ở phía sau hầu họng, có chức năng bảo vệ và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều vi khuẩn, virus tấn công, amidan không thể chống lại thì bộ phận này rất dễ bị viêm.

Một số triệu chứng viêm amidan phổ biến là:

  • Amidan sưng, đỏ, có thể xuất hiện đốm vàng hoặc trắng
  • Đau họng, khó nuốt, nuốt nước bọt có thể khiến tai bị đau nhức
  • Khàn giọng
  • Miệng có mùi hôi
  • Sưng hạch vùng cổ
  • Sốt

Viêm amidan nếu được phát hiện và điều trị sớm thì thường khỏi trong khoảng 7-10 ngày, nhưng nếu để lâu không chữa có thể khiến bệnh trở thành mạn tính, thời gian chữa trị lâu hơn và thường tái đi tái lại.

Đau họng lâu ngày

Viêm amidan gây đau họng kéo dài

Do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày khiến acid dịch vị trào ngược lên vùng hầu họng, làm tổn thương lớp niêm mạc cổ họng và khiến cổ họng đau nhức, gây ho dài ngày. Nếu chỉ sử dụng các loại thuốc trị đau họng, ho đơn thuần thì không thể cải thiện được tình trạng bệnh mà cần phải tác động vào nguyên nhân chính, đó là bệnh trào ngược dạ dày.

Do viêm xoang

Ở người bệnh viêm xoang, lớp màng niêm mạc lót trong các xoang bị nhiễm trùng, dẫn tới phù nề, chảy mủ xuống hầu họng và có thể gây viêm họng kéo dài. Người bị viêm xoang thường có tỉ lệ mắc bệnh viêm họng mạn tính cao, gây đau họng, khô cổ, rát cổ, khản tiếng và ho nhiều.

Do hệ miễn dịch yếu

Người có hệ miễn dịch yếu nếu bị đau họng thường có xu hướng mắc bệnh lâu hơn hơn so với những người khác. Nguyên nhân bởi cơ thể không có sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh, khiến vi khuẩn, virus trong cơ thể sinh sôi nhiều hơn.

Ung thư vòm họng

Đừng chủ quan nếu đau họng lâu ngày không hết. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Bên cạnh triệu chứng đau họng, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện khác như có khối u ở cổ, thường xuyên ho, khó thở, giọng khàn, gặp khó khăn khi nuốt, sụt cân. Nếu thấy các triệu chứng này, người bệnh nên đi khám bệnh ngay để phát hiện và điều trị kịp thời.

Ngoài các căn bệnh kể trên, còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau họng kéo dài như: hút thuốc lá, thở bằng đường miệng, áp xe quanh amidan, dị ứng, thay đổi thời tiết…

Đau họng lâu ngày

Ung thư vòm họng gây đau họng kéo dài cùng nhiều biểu hiện phức tạp

Nên làm gì khi bị đau họng dài ngày?

Đối với trường hợp đau họng lâu ngày không khỏi, tùy theo nguyên nhân mà có biện pháp xử trí phù hợp.

Nếu nghi ngờ nguyên nhân là ung thư vòm họng, trào ngược acid dạ dày, viêm amidan hay hệ miễn dịch yếu, người bệnh nên đi khám tại bệnh viện và các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

Nên tránh tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh khi chưa biết nguyên nhân gây đau họng là gì, bởi lạm dụng kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, khiến bệnh khó điều trị về sau.

Dù nguyên nhân gây đau họng là gì, việc bảo vệ mũi họng và vệ sinh họng hàng ngày cũng là điều cần thiết. Người bệnh nên thực hiện ngay một số biện pháp sau để giảm đau họng:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.
  • Hạn chế nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ quá thấp
  • Nếu phòng mở điều hòa, máy lạnh cả ngày thì nên dùng thêm máy tạo ẩm (máy phun sương) để cân bằng độ ẩm trong không khí, tránh bị khô họng
  • Súc họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý để kháng khuẩn và làm dịu tổn thương vùng niêm mạc họng.
  • Uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm nhất là trong khi đang bị đau họng, để tránh tổn thương niêm mạc họng
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng
  • Sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược như Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm viêm họng, viêm amidan.

Đau họng lâu ngày

Dùng Xịt Họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm viêm họng

Hướng dẫn cách dùng Xịt Họng Nhất Nhất cho người bị đau họng kéo dài

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất là sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại, đảm bảo an toàn và lành tính.

Sản phẩm được thiết kế dạng vòi xịt dài, có tác dụng tại chỗ vùng hầu họng, giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.

Người bệnh có thể xịt một ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp, và nên tránh uống nước hay súc miệng sau khi xịt họng 20 phút để thảo dược ngấm vào niêm mạc họng, giúp hỗ trợ điều trị đau họng tốt hơn.

Trong trường hợp bị đau họng lâu ngày, người bệnh có thể kết hợp sử dụng dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất với các biện pháp bảo vệ và chăm sóc mũi họng khác để hỗ trợ giảm đau họng hiệu quả hơn.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Đau họng lâu ngàyNếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ:

Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Lan Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại