Đau họng ho có đờm khiến nhiều người lo lắng
Nguyên nhân đau họng ho có đờm
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau họng ho có đờm, điển hình là:
Viêm họng
Dấu hiệu ban đầu thường là đau họng, họng đỏ, nuốt đau, ho có đờm. Người bệnh có thể sốt nhẹ, mệt mỏi. Viêm họng thường là do virus hoặc vi khuẩn gây ra, như viêm họng liên cầu khuẩn.
Viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể do virus, vi khuẩn gây ra. Viêm amidan khiến amidan sưng đỏ, thậm chí có màng mủ, họng đau, ho có đờm, sốt cao.
Nếu viêm amidan tái phát nhiều lần thì có thể cần phải phẫu thuật cắt amidan.
Cảm lạnh
Cảm lạnh thường là do virus, gây ra các triệu chứng đau họng, sổ mũi, hắt hơi, ho có đờm. Các triệu chứng thường thuyên giảm sau 7-10 ngày. Nếu bệnh trở nặng có thể dẫn đến các biến chứng như viêm xoang, viêm phế quản…
Cảm cúm
Cảm cúm do virus cúm gây ra. Các triệu chứng tương tự như cảm lạnh nhưng thường trầm trọng hơn nhiều.
Cả cảm lạnh, cảm cúm đều gây đau họng ho có đờm
Viêm phế quản
Viêm phế quản thường là biến chứng của cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng. Nếu thấy các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần, ho có đờm đặc và thở khó khăn, bạn nên đi khám ngay để được điều trị, tránh để bệnh tiến triển thành viêm phổi.
Đau họng ho có đờm có phải là triệu chứng của Covid?
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc - Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khó phân biệt triệu chứng cảm cúm với Covid nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Chỉ khi xét nghiệm bằng test nhanh hoặc PCR, bác sĩ mới biết chính xác chủng virus mắc phải, từ đó có phác đồ điều trị đúng và kịp thời.
Việc xác định bệnh sớm đóng vai trò quan trọng, do các biến chủng Covid mới hiện nay lây lan rất nhanh. Do đó, nếu nghi ngờ mắc Covid, người bệnh nên test nhanh để kiểm tra, tự cách ly trong phòng, tránh lây nhiễm cho người xung quanh, đặc biệt là người già có bệnh nền và trẻ nhỏ.
Điều trị đau họng ho có đờm như thế nào?
Cả cảm lạnh, cúm, viêm họng hay Covid đều có thể tự chăm sóc hồi phục tại nhà. Chỉ một số ít trường hợp có thể dẫn đến biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, suy đa cơ quan… thì cần phải nhập viện để điều trị.
Nếu đau họng ho có đờm không kèm theo các triệu chứng bất thường khác, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà với một số biện pháp sau:
1. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước đặc biệt là nước ấm giúp làm ẩm cổ họng, giảm khô và kích ứng cổ họng. Đồng thời, uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng đờm, tăng dẫn lưu các cơ quan hô hấp. Do vậy sẽ giúp làm giảm đau họng ho có đờm.
2. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả không ngờ. Do nước muối có tính sát khuẩn, giúp tiêu diệt các mầm bệnh trong khoang miệng, hầu họng. Người bị đau họng ho có đờm do bất kỳ nguyên nhân gì cũng nên súc miệng nước muối ít nhất 2 lần/ngày. Khi súc miệng nên ngửa cổ ra sau để dung dịch nước muối tiếp xúc với hầu họng nhiều hơn.
Bạn nên dùng nước muối sinh lý mua sẵn ở nhà thuốc, siêu thị, hoặc tự pha dung dịch nước muối theo tỷ lệ: 1 lít nước tinh khiết với 9g muối.
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau họng nhanh chóng
3. Thuốc chống viêm
Dùng thuốc chống viêm (chủ yếu là Alpha choay) giúp giảm viêm và sưng cổ họng.
4. Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt dùng trong trường hợp đau họng kèm sốt cao từ 38,5 độ C trở lên.
5. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp đau họng do vi khuẩn gây ra, như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan có mủ. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng để tránh nguy cơ kháng thuốc.
6. Thuốc long đờm
Thuốc long đờm có tác dụng làm loãng đờm, để khạc nhổ dễ dàng hơn. Khi dùng thuốc long đờm thì không nên dùng thuốc giảm ho vì ức chế cơn ho sẽ không thể tống xuất đờm ra khỏi đường hô hấp.
7. Áp dụng bài thuốc dân gian
Để giảm đau họng và ho, có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sau:
- Chanh đào, mật ong: Ngâm chanh đào với mật ong, sau đó uống 1-2 thìa cà phê mỗi lần, thực hiện 3-4 lần/ngày sẽ giúp giảm đau cổ họng và giảm ho nhanh chóng.
- Quất, mật ong: Hấp cách thủy gừng, mật ong, quất sau đó uống 1-2 thìa cà phê mỗi lần, thực hiện 3-4 lần/ngày cũng có hiệu quả giảm đau họng có đờm.
- Húng chanh, đường phèn, quất: Hấp cách thủy vài lá húng chanh, vài quả quất và đường phèn, sau đó chắt nước uống 3-4 lần/ngày sẽ giúp giảm đau họng và giảm ho. Đây cũng là bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến.
Áp dụng bài thuốc dân gian giúp giảm đau họng ho có đờm
8. Dùng xịt họng thảo dược
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc dân gian, xu hướng mới hiện nay là sử dụng dung dịch xịt họng chiết xuất từ thảo dược, vì đảm bảo tính an toàn, tiện lợi lại hiệu quả.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm xịt họng thảo dược, nên ưu tiên chọn sản phẩm có thành phần gồm các thảo dược như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào. Bởi đây là các thảo dược có hiệu quả cao trong việc giảm ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Sản phẩm xịt họng thảo dược được thiết kế dạng vòi xịt dài, có tác dụng tại chỗ, làm dịu ngay cơn ho và đau họng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất & Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất:Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid: Dùng để làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết; Hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
|