Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:47
RSS

Tại sao đau bụng kinh? Nguyên nhân và cách cải thiện

Thứ bảy, 16/11/2024, 17:05 (GMT+7)

Đau bụng kinh với những cơn đau quặn thắt, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và công việc của chị em. Có nhiều cách đơn giản giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng, bạn có thể áp dụng.

Tại sao đau bụng kinh
MỤC LỤC: 
Đau bụng kinh là tình trạng gì?
Đặc điểm của cơn đau bụng kinh 
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Cách giảm đau bụng kinh
Bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu, giảm huyết hư ứ trệ

Đau bụng kinh là tình trạng gì?

Nữ giới trong độ tuổi sinh sản, bắt đầu từ thời điểm dậy thì cho đến trước thời điểm mãn kinh, đều trải qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Đây là một quá trình tự nhiên do nồng độ hormon trong cơ thể điều chỉnh, chuẩn bị cho sự rụng trứng và mang thai. 
Vào lúc bắt đầu mỗi chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng rụng từ buồng trứng và sự làm tổ sau khi thụ tinh của trứng.
Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp niêm mạc máu của tử cung sẽ bong ra vì nó không còn cần thiết nữa – tạo nên chu kỳ, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Trong suốt kỳ kinh, khi lớp niêm mạc của tử cung đang bong ra, sự xuất hiện của một số cơn đau quặn ở bụng dưới là hoàn toàn bình thường. Thỉnh thoảng có thể có một số cơn đau ở phần lưng dưới hoặc phần trên của chân.

Đặc điểm của cơn đau bụng kinh 

Các triệu chứng đau bụng do kinh nguyệt thông thường bao gồm:
• Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới hoặc có thể nghiêm trọng hơn.
• Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ; sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong vòng 3 ngày
• Đau âm ỉ liên tục
• Đau lan ra lưng và xuống đùi
• Cảm thấy áp lực trong bụng
Bên cạnh đó, bạn cũng có một số triệu chứng sau đây nếu bị đau bụng nguyệt san nghiêm trọng:
• Khó chịu ở dạ dày, thường buồn nôn
• Phân lỏng
• Nhức đầu, chóng mặt

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Nguyên nhân chính dẫn tới các cơn đau bụng kinh là do
• Co thắt tử cung: Khi đến kỳ kinh, tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Các cơn co thắt này có thể gây ra cảm giác đau quặn ở bụng dưới.
• Prostaglandin: Đây là một chất hóa học giúp tử cung co bóp. Khi nồng độ prostaglandin cao, cơn đau sẽ càng dữ dội hơn.
Các yếu tố khác:
• Cổ tử cung hẹp: Khó khăn trong việc thoát máu kinh có thể gây áp lực lên tử cung, dẫn đến đau.
• Dị tật tử cung: Một số dị tật bẩm sinh của tử cung có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh.
• Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng mô tử cung mọc ở ngoài tử cung cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau bụng kinh.
• U nang buồng trứng: U nang buồng trứng có thể gây áp lực lên tử cung và gây đau.
• Các bệnh lý khác: Viêm vùng chậu, u xơ tử cung...

Cách giảm đau bụng kinh

• Chườm ấm: Giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau.
• Nghỉ ngơi: Tránh hoạt động mạnh.
• Uống thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen có thể giúp giảm đau.
• Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, caffeine, đồ uống có ga.
• Tập thể dục đều đặn: Giúp giảm căng thẳng và cải thiện lưu thông máu.
• Áp dụng các biện pháp thư giãn: Yoga, thiền...
• Dùng bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu, giảm các chứng huyết hư, ứ trệ.

Bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu, giảm huyết hư ứ trệ

Nguyên nhân đau bụng kinh theo quan niệm Đông y là do khí huyết kém lưu thông, tắc nghẽn không thoát ra ngoài được và gây đau bụng.
Để cải thiện tình trạng này, y học truyền thống chủ yếu áp dụng phương pháp bổ huyết hoạt huyết, cải thiện khả năng lưu thông, giúp kinh nguyệt đều đặn, giảm tình trạng đau bụng kinh do huyết ứ.
Đông y có bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu hiệu quả, với thành phần gồm các dược liệu như đương quy, ích mẫu, ngưu tất, thục địa, xích thược, xuyên khung… 
Bài thuốc hoạt huyết thường được dùng trong các trường hợp huyết hư, ứ trệ, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ. 
Hiện nay bài thuốc hoạt huyết hiệu quả này đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản. 
Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng. 
 

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Thành phần (Cho 1 viên nén): 
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonici): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất 
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại