Thứ hai, 09/09/2024 | 03:15
RSS

Top 10 thuốc giảm đau bụng kinh an toàn nhất hiện nay!

Thứ năm, 16/03/2023, 11:23 (GMT+7)

Đau bụng kinh là những cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng hoặc bụng dưới trong kỳ kinh nguyệt. Chị em thường sử dụng thuốc đau bụng kinh để khắc phục tình trạng này. Tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc này trong bài viết dưới đây.

1. Đau bụng kinh có nên uống thuốc không?

Trong y học hiện đại, đau bụng kinh được giải thích là khi hành kinh bị rối loạn nội tiết. Các niêm mạc ở tử cung bong ra gây chảy máu. Nếu hành kinh kéo dài, máu ra nhiều sẽ càng đau hơn.

giam-dau-bung-kinh

Theo y học cổ truyền, đau bụng trong kỳ dữ dội xuất phát từ việc khí huyết, do huyết ứ (máu không lưu thông), huyết hư (thiếu máu), khí hư (khí yếu), âm dương trong cơ thể không được điều hòa dẫn đến huyết kinh ứ trệ gây nên bệnh. Muốn điều trị tận gốc đau bụng kinh, kinh nguyệt rối loạn cần điều hòa khí trệ, nhuận khí, hành trệ để đầy lùi tình trạng huyết ứ, huyết hư.

Trong thời gian này, nhiều bạn gái thường có thói quen sử dụng thuốc giảm đau như để nhanh chóng thoát khỏi sự hành hạ của các cơn co bóp. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc, một số tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày như Viêm loét dạ dày độc gan, thận...

2. Đau bụng kinh nên uống thuốc gì?

2.1. Thuốc trị đau bụng kinh do bác sĩ kê đơn (Tây Y)

Sử dụng thuốc giảm đau là biện pháp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả mà nhiều chị em áp dụng. 

Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh thông dụng như:

  • Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs)

NSAIDs là thuốc đầu tiên trong điều trị đau bụng kinh. Cơ chế giảm đau của các thuốc này là làm giảm prostaglandin gây ra cơn đau.

Người bệnh nên bắt đầu uống thuốc từ 1-2 ngày trước khi hành kinh hoặc khi bắt đầu đau và kéo dài 2-3 ngày. Các thuốc này nên uống trong hoặc sau bữa ăn để giảm thiểu kích ứng đường tiêu hoá. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

  • Paracetamol & Caffein

thuoc-giam-dau-bung-kinh

Paracetamol là thuốc giảm đau nhẹ và là lựa chọn hiệu quả khi bệnh nhân không thể sử dụng NSAIDs do những tác dụng phụ trên dạ dày. 

Bệnh bận hay buồn nôn, nôn do kích ứng dạ dày, Paracetamol đặc biệt phù hợp với những trường hợp này. Khi phối hợp chung với Cafein thì có thể tăng hiệu quả giảm đau của thuốc.

  • Thuốc chống co thắt

Hyoscine có tác dụng chống co thắt sẽ làm giảm những cơn quặn thắt của đau bụng kinh.

Alverin cũng là một loại thuốc ức chế các cơn co thắt, thường dùng trong trường hợp đau do co thắt, điển hình như đau bụng kinh. Thuốc này chống chỉ định cho bệnh nhân có huyết áp cao.

2.2. Thuốc giảm đau bụng kinh an toàn từ thảo dược (Đông Y)

Theo Y học cổ truyền, chị em có thể sử dụng các vị thuốc thảo dược uống thường xuyên mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm các cơn đau bụng rõ rệt mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào đến với cơ thể.

Một số bài thuốc giúp máu lưu thông và bổ khí huyết bạn có thể tham khảo:

  • Xích thược hay còn gọi là Mẫu Đơn Đỏ (Paeonia veitchii)

Trong các bài thuốc trị đau bụng kinh của Đông y, thành phần Xích Thược luôn là thành phần quan trọng. 

xich-thuoc-chua-dau-bung-kinh

Xích thược Vị chua đắng, tính hơi hàn qui kinh Can Tỳ, có sách ghi kinh Can, Tiểu tràng. Xích thược có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, tán ứ, giải độc tiêu ung chỉ thống, phá các tích tụ, chữa các chứng huyết nhiệt, phát ban, huyết trệ kinh bế, thống kinh.

  • Ích mẫu

Cây ích mẫu còn có tên gọi khác là cây chói đèn, cây sung úy. Cây ích mẫu từ lâu đã được biết tới với công dụng điều kinh, chữa đau bụng kinh, các bệnh phụ khoa khác. Ngay tên gọi “ích mẫu” đã cho thấy đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ. 

Ích mẫu chữa  kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, trước khi thấy kinh đau bụng hoặc kinh ra quá nhiều, làm an thai, giảm đau, làm dễ đẻ, viêm thận, phù thũng, giảm niệu, đái ra máu.

  • Ngải cứu

ngai-cuu-chua-dau-bung-kinh

Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thuốc cứu, điềm ngải, kỳ ngải cứu, hoàng thảo… Đây là loại thảo dược sống lâu năm, cao khoảng 56 – 60cm, lá sẻ lông chim, có mùi thơm. Hoa mọc thành chùm.

Thành phần hóa học của ngải cứu gồm có các hoạt chất Folium, Ferneol,  Atermose, Cineol… Theo Y học cổ truyền, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài, đau bụng do hành kinh, kháng khuẩn, cầm máu, băng huyết…

  • Hương phụ

Hương phụ còn có tên dân gian quen thuộc khác là cỏ gấu. Hương phụ thuộc loại cỏ lâu năm, cao 20 – 60 cm. Lá cây nhỏ, dài, giữa lưng có gân màu xanh, cứng và bóng. Cây còn có hoa màu xám nâu. Phần thuốc được sử dụng là thân rễ phơi, sấy khô của củ gấu.

Thành phần hóa học: Hương phụ có chứa nhiều tinh dầu vàng, axit béo, phenol, tinh bột. Hương phụ có rất nhiều tác dụng như: điều kinh, kháng viêm, giảm đau, giải nhiệt, cường tim, hạ huyết áp…

Được biết đến từ xa xưa với những bài thuốc bí truyền Hoàng Cung, Ngự Y Mật Phương là tổng hợp những phương thuốc quý giá nhất được sử dụng để điều trị cho Hoàng Thượng và các Quan lại đại thần. 

Bên cạnh đó, Ngự Y Mật Phương cũng tồn tại các bài thuốc Hoạt huyết riêng biệt dành cho Cung tần giai lệ chốn Hoàng Cung. Những bài thuốc này không chỉ đơn thuần giảm các triệu chứng khó chịu khi đến tháng mà còn giúp các Phi tần nhuận sắc, dưỡng nhan và giữ gìn tâm trạng ôn hoà, vui tươi, kinh nguyệt điều hòa, bình ổn. 

Được điều chế theo phương pháp bào chế bí truyền từ bài thuốc Ngự Y Mật Phương kết hợp cùng công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, sản phẩm giảm đau bụng kinh Ngự y mật phương -  Đông y thế hệ 2 sẽ giúp tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu, làm tan huyết ứ, huyết hư, giúp máu dễ thoát ra ngoài, ngăn chặn tử cung co thắt gây đau.

Sản phẩm không gây tác dụng phụ cũng như không khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc nên được các Chuyên gia đánh giá rất cao về độ an toàn và hiệu quả, thậm chí có thể cạnh tranh với tân dược.

3. Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Theo y học hiện đại, khi mắc đau bụng kinh người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh thai để ức chế cơn co bóp của tử cung, làm giảm cơn đau ngay tại thời điểm hành kinh. Tuy nhiên, các loại thuốc này được bác sĩ khuyến cáo không sử dụng lâu dài, đồng thời gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn đến dạ dày, hệ thống tim mạch…đặc biệt là gây ảnh hưởng đến rối loạn chu kì kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc giảm đau không đúng cách, thường xuyên, không theo chỉ định của bác sĩ sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng, sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc.

Ngoài ra khi lạm dụng thuốc giảm đau, bệnh nhân cũng sẽ dễ mắc phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Mỗi khi cơn đau bụng kinh xảy ra, bệnh nhân cần phải uống thuốc và liều lượng ngày càng tăng hơn do độ nhờn thuốc.
  • Gây khô miệng, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, đau bụng, ợ nóng, chán ăn, táo bón hoặc tiêu chảy ở một số người.
  • Gây nguy hại đến dạ dày như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày...
  • Làm rối loạn huyết áp, tăng, giảm đột ngột.
  • Làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của gan, thận, phổi và ảnh hưởng tới tim mạch.
  • Gây loãng xương, nhất là ở người cao tuổi.

4. Lưu ý khi dùng thuốc đau bụng kinh Đông Y

Khi sử dụng các sản phẩm Đông Y bạn cũng cần hiểu về sản phẩm của mình đang dùng. Một số lưu ý bạn cần biết như:

  • Đông Y chủ yếu là các loại cây có sẵn trong tự nhiên nên lành tính, không gây nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây Y.
  • Uống thuốc Đông Y không chỉ giúp chữa bệnh đau bụng kinh mà còn cải thiện vấn đề nội tiết và tốt cho sức khoẻ tổng thể.
  • Chữa bệnh bằng các vị thuốc Đông Y sẽ giúp lưu thông khí huyết, âm dương được cân bằng, cơ thể khở khoắn, từ đó điều hoà kinh nguyệt và giúp chị em có khả năng thụ thai cao hơn.

Tuy nhiên, điều trị bằng Đông Y cũng có một vài tồn động một số nhược điểm như sau:

  • Thuốc Đông Y không có công dụng nhanh như thuốc Tây Y mà cần kiên trì sử dụng theo một quá trình dài mới có hiệu quả.
  • Giá cả cộng với khoảng thời gian sử dụng kéo dài dẫn đến chi phí sử dụng sản phẩm cao hơn so với Tây Y. 

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại