Thứ ba, 23/04/2024 | 21:18
RSS

Làm sao để giảm đau bụng kinh? Bài thuốc Làm giảm đau bụng kinh tại nhà đơn giản

Thứ ba, 28/02/2023, 16:58 (GMT+7)

"Đau bụng kinh uống thuốc gì?", "Làm sao hết đau bụng kinh?" là rất nhiều câu hỏi được chị em đưa ra. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số bài thuốc đau bụng kinh đơn giản ngay tại nhà!

Đau bụng kinh được người bệnh mô tả là hiện tượng đau, co thắt có thể từng cơn hay ngắt quãng ở phần bụng dưới trước hay trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Với một số người, cơn đau chỉ âm ỉ và nhanh chóng hết trong vài giờ đến nửa ngày. Tuy nhiên, với một số người khác đó là những cơn đau được mô tả bằng từ “quằn quại” gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và làm việc.

1. Đau bụng kinh thường diễn ra ở độ tuổi nào?

Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (bắt đầu từ tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh) hay nói cách khác những người đang có kinh nguyệt đều có khả năng xảy ra đau bụng kinh. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đau bụng kinh thường xuất hiện ở phụ nữ dưới 30 tuổi; những người dậy thì sớm (ví dụ trước 11 tuổi); những người kinh nguyệt không đều; những người có tiền sử gia đình về chứng đau bụng kinh;….

2. Triệu chứng thường gặp của đau bụng kinh là gì?

dau-bung-kinh-du-doi

Người đau bụng kinh thường gặp một hoặc một số triệu chứng dưới đây:

  • Cơn đau bụng dưới âm ỉ và liên tục
  • Cơn đau lan ra vùng lưng
  • Có cảm giác đầy bụng, chướng bụng
  • Cảm giác buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt

3. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh diễn ra trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu bạn đã có kinh nhiều năm, tình trạng này diễn ra thường xuyên thì không cần thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên bị đau bụng kinh nghiêm trọng mà trước đó chưa từng diễn ra, hãy đi khám ở cơ sở y tế uy tín.

4. Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?

lac-noi-mac-tu-cung

Ở thời kỳ kinh nguyệt, tử cung co bóp để thải ra lớp niêm mạc bị bong tróc. Lớp niêm mạc này được làm dầy lên trong quá trình rụng trứng nhưng không được thụ tinh nên sau khoảng hai tuần sẽ được đào thải qua âm đạo. Trong lớp niêm mạc này có thể chứa prostaglandin liên quan đến các cơn đau và viêm gây ra các cơn co thắt tử cung. Nồng độ chất này càng cao thì các cơn đau càng dữ dội.

Đến 90% các cơn đau bụng trong ngày “đèn đỏ” là do huyết ứ, huyết hư gây viêm gây đau. tử cung co thắt đẩy huyết ra ngoài cũng là một nguyên nhân gây hiện tượng đau cho nữ giới. 

Một số bệnh sau đây gây ra các cơn đau bụng kinh:

  • Lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Hẹp cổ tử cung (khiến cho dòng chảy kinh nguyệt ra khỏi cơ thể bị cản trở gây ra các cơn đau do áp suất bên trong tử cung tăng lên).

5. Đau bụng kinh có để lại biến chứng nào không?

Nếu chỉ là đau bụng kinh thông thường, không liên quan đến các yếu tố khác thì không gây ra biến chứng.

6. Điều trị đau bụng kinh như thế nào?

Bởi vì đau bụng kinh diễn ra cùng với chu kỳ kinh nguyệt và ít gây biến chứng nên hầu hết những người bị đau bụng kinh thường ít khi đến thăm khám bác sĩ. Họ thường mua một số sản phẩm hỗ trợ làm giảm cơn đau tức thì, một vài người còn lạm dụng thuốc giảm đau.

Hiện nay, có một số người tìm đến các biện pháp thủ thuật như tiêm hormone, đặt vòng tránh thai hay các dụng cụ ngừa thai để giảm bớt các cơn đau bụng kinh, tuy nhiên chúng chỉ phù hợp với những người chưa muốn có con và đang có gia đình.

Những người bị đau bụng kinh do các bệnh lý khác gây ra có thể phải phẫu thuật để giải quyết tình trạng này đồng thời đề phòng những biến chuyển xấu của bệnh.

7. Khi bị đau bụng kinh bạn nên làm gì?

Nếu thường bị đau bụng kinh dẫn đến ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc, bạn có thể tập thể dục để làm dịu các cơn đau; chườm ấm; ngoài ra, bạn nên bổ sung các thực phẩm có chứa Vitamin E, Omega3-6-9, Vitamin nhóm B, magie; nên tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu, thuốc lá cùng với đó là chế độ làm việc hợp lý, tránh căng thẳng quá mức.

stress-la-nguyen-nhan-dau-bung-kinh

Một vài người thường xuyên bị làm phiền bởi các cơn đau bụng kinh cho biết các cơn đau của họ được cải thiện đáng kể nhờ các bài tập Yoga đều đặn. Một biện pháp hiệu quả được nhiều người chia sẻ đó là việc sử dụng một số sản phẩm Đông y có chứa các thành phần có công dụng tán ứ kinh, bổ huyết, điều kinh giúp giảm các rối loạn kinh nguyệt. Các sản phẩm này rất dễ dàng mua được tại các hiệu thuốc uy tín, đem lại cảm giác yên tâm cho nhiều chị em phụ nữ.

8. Đau bụng kinh theo Đông y

Theo y học cổ truyền, đau bụng kinh (thống kinh) gồm nhiều thể khác nhau gồm huyết nhiệt, huyết ứ, khí trệ, cảm hàn, hư hàn, huyết hư, can thận hư,…Thống kinh thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của nhiều người.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn các thuốc Tây y (chủ yếu là thuốc giảm đau) để chống chọi với cơn đau mỗi kỳ đèn đỏ. Tuy nhiên, đây không phải phương pháp có lợi về lâu dài vì các thuốc sử dụng để giảm cơn đau không thể chữa bệnh từ gốc rễ và có thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. 

8.1. Phân loại đau bụng kinh theo Đông y:​

  • Thể huyết nhiệt: gồm các triệu chứng như đau bụng đầu kỳ kinh, đau lan ra hai bên bụng dưới, lượng máu kinh nhiều, màu đỏ tím, đặc, môi khô, miệng môi đỏ, ngủ ít, táo bón, tiểu vàng, mạch hoạt sác,…Điều trị tập trung vào việc thanh nhiệt, lương huyết sau đó hành khí và hoạt huyết.
  • Thể khí trệ: triệu chứng gồm kinh ít, không thông, bụng dưới đau trướng, ngực sườn đầy tức, chu kỳ không đều, mạch huyền, lợm giọng,…Điều trị tập trung vào hành khí và điều kinh.
  • Thể huyết ứ: đau trước hoặc khi mới có kinh, đau bụng dưới, ra huyết cục, màu đen. Nếu huyết ứ nhiều khiến da tím tái, miệng khô, da khô, lưỡi đỏ có điểm tím, không muốn uống nước. Việc điều trị tập trung vào việc hoạt huyết ứ và điều kinh.
  • Thể cảm hàn: người bệnh đang trong kỳ kinh nhưng bị cảm mạo, cảm lạnh, phong hàn gây đau bụng dữ dội. Triệu chứng gồm: nhức đầu, mỏi lưng, sợ lạnh, khi có kinh đau vùng hạ vị, lượng kinh ít, máu đỏ sẫm có cục, khi chườm nóng thì đỡ đau. Việc điều trị tập trung vào ôn kinh tán hàn.
  • Thể hư hàn: Gồm đau bụng liên miên, toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, lưng mỏi, mạch tế trì, máu kinh loãng, đen. Việc điều trị tập trung vào ôn kinh bổ hư.
  • Thể khí huyết hư: đau bụng liên miên sau khi hành kinh, thích xoa bóp, màu kinh nhạt, mặt xanh trắng, môi nhợt, thân thể gầy yếu, mất ngủ, hoa mắt, táo bón, chóng mặt,…Việc điều trị tập trung vào bổ khí huyết chỉ thống.
  • Thể can thận hư: bụng dưới đau khi hành kinh, mỏi eo, 2 bên sườn chướng căng, máy kinh nhạt, mệt mỏi,…mạch trầm nhược. Điều trị tập trung vào bổ can huyết, bổ thận.

8.2. Một số bài thuốc giảm đau bụng kinh tại nhà

Việc sử dụng kết hợp các dược liệu chữa bệnh phải được cân nhắc sử dụng phù hợp với thể trạng của mỗi người, người bệnh không nên tự ý sử dụng các dược liệu có hoạt tính mạnh một cách tùy tiện. Để làm giảm đau bụng kinh chị em có thể áp dụng một vài bài thuốc như chúng tôi gợi ý dưới đây:

8.2.1. Bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng gạo tẻ

chua-dau-bung-kinh-bang-ngai-cuu


Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, lá ngải cứu tươi 50g, đường đỏ

Lấy gạo tẻ vo sạch, lá ngải cứu rửa sạch, sau đó thái vụn, cho vào nồi đổ nước xâm xấp, đun trong khoảng 30 phút, rồi lấy nước thuốc đó cùng gạo cho vào ninh thành cháo, ninh cho đến khi chín rồi thêm 1 chút đường đỏ cho vừa miệng. Dùng nóng trước kỳ kinh 3-5 ngày, sử dụng ngày vài lần. 

8.2.2. Bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng gừng tươi

Nguyên liệu: Gừng tươi, lá ngải cứu, trứng gà

Gừng tươi 15g, lá ngải cứu bánh tẻ 9g, trứng gà 2 quả. Ngải cứu rửa sạch thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch đập giập cho vào nồi cùng khoảng 300ml nước, cho trứng gà vào luộc, luộc cho tới khi trứng chín thì bóc vỏ trứng, lại cho trứng vào đun tiếp với dịch thuốc trên trong 5 phút. Cuối cùng, bắc ra uống nước thuốc, ăn trứng gà. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trước kỳ kinh 3 ngày.

8.2.3. Bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng tỏi

chua-dau-bung-kinh-bang-toi


Lấy 4 đến 5 nhánh tỏi bóc ra và phi lên. Sau đó, để nguội và rắc thêm một chút đường. Chỉ cần ăn khoảng hai nhánh tỏi sau 15 phút chị em sẽ cảm thấy dễ chịu ngay. Cứ như vậy, khoảng một hai giờ sau bạn lại ăn tiếp hai nhánh nữa sẽ giúp bạn giảm đau bụng kinh rõ rệt.

8.2.4. Giảm đau bụng kinh nhờ sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2

Dù là đau bụng kinh dạng nào thì việc máu huyết bị ứ trệ trong cơ thể, không thoát ra ngoài được là tác nhân chính gây đau bụng hành kinh. Khi huyết ứ trong cơ thể gây nên tình trạng đau tức bụng tại thời điểm trước và mới hành kinh.

Theo Đông y, cả hai tình trạng huyết ứ và huyết hư đều có thể cải thiện bằng việc sử dụng các sản phẩm bổ huyết và hoạt huyết. Với tác dụng tăng cường lưu thông máu và tán ứ sẽ làm giảm các triệu chứng đau bụng dần theo thời gian, do ngưỡng đau giảm dần theo chu kỳ nên người dùng không cần phải sử dụng thêm các thuốc giảm đau khác trong khi hành kinh.

Viên giảm đau bụng kinh chuẩn Đông y thế hệ 2 được bào chế từ các dược liệu như ích mẫu, đương quy, xuyên khung, hương phụ… với tỷ lệ thích hợp dùng cho người bị đau bụng kinh, mang lại hiệu quả tích cực được nhiều người đánh giá cao. Sản phẩm được bào chế thành dạng viên tiện dụng, hoàn toàn không có tác dụng phụ với chi phí hợp lý.

thông tin tư vấn

 

DS. Hiền Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại