Thứ sáu, 22/11/2024 | 12:37
RSS

Bế kinh là gì? Tác hại nguy hiểm của bế kinh đối với nữ giới?

Thứ năm, 16/02/2023, 06:57 (GMT+7)

Bế kinh là một trong những hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tương đối phổ biến ở nữ giới. Tình trạng này đã gây ra nhiều sự phiền tóa, khó chịu ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe sinh sản của nhiều chị em phụ nữ. Vậy bế kinh là gì và nguy hiểm đến đâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

1. Bế kinh là gì? 

Bế kinh là một hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn bất thường, cụ thể là: máu kinh vẫn được bài xuất bình thường theo chu kì kinh nguyệt hàng tháng nhưng do những khiếm khuyết bất thường của bộ phận sinh dục nữ nên không thể thoát được ra ngoài gây nên tình trạng vô kinh hoặc mất kinh.

be-kinh-co-nguy-hiem-khong

Tình trạng máu kinh không thoát ra ngoài kéo dài trong 3 tháng liên tiếp sẽ  được coi là bế kinh. Tùy theo cơ địa của mỗi phụ nữ mà tình trạng bế kinh có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng hoặc thậm chí nhiều năm liên tiếp cho tới tận lúc mãn kinh. 

Bế kinh có thể là nguyên nhân gây nên những cơn đau bụng kinh đều đặn trong chu kì kinh nguyệt kéo dài từ 3 – 4 ngày với mức độ đau tăng dần lên. 

2. Bế kinh có những dạng nào?

2.1. Bế kinh nguyên phát

Đến 14 -16 tuổi, nếu như nữ giới vẫn chưa có kinh nguyệt thì rất có thể bị tắc kinh dẫn đến bế kinh nguyên phát. Thông thường những người bị bế kinh nguyên phát sẽ có kinh nguyệt lần đầu vào năm 17 – 18 tuổi. 

2.2. Bế kinh thứ phát

Dạng bế kinh này thường xảy ra với các trường hợp phụ nữ đang có chu kì kinh nguyệt đều đặn bình thường thì đột ngột bị mất kinh. Tình trạng này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và thậm chí kéo dài cho đến tuổi mãn kinh. 

3. Nguyên nhân gây bế kinh ở phái nữ

3.1. Nguyên nhân gây bế kinh nguyên phát

Bế kinh nguyên phát chủ yếu là do bộ phận sinh dục của phụ nữ bị khuyết thiếu gây ra dị tật bẩm sinh. Thường các dị tật bẩm sinh này đa số xuất hiện ở những chị em bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và có thể trạng ốm yếu. Một số dị tật bẩm sinh có thể gây nên tình trạng bế kinh nguyên phát như sau:

  • Tử cung nhi hóa: là tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ gây  thiếu hụt trầm trọng hoặc không có estrogen và progesterone dẫn đến việc tử cung không phát triển được, đến tuổi trưởng thành nhưng vẫn duy trì trạng thái như của một bé gái. 
  • Không có tử cung: là tình trạng tử cung của phụ nữ bị teo đi, biến mất, chỉ còn vết tích một màng mỏng.
  • Thiểu năng hoạt động nội tiết của buồng trứng, tuyến giáp và tuyến yên: là tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ ở phụ nữ. 

3.2. Nguyên nhân gây bế kinh thứ phát

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bế kinh thứ phát nhưng chủ yếu là do: cấu trúc bất thường của cơ quan sinh dục nữ, các bệnh lý ở cơ quan sinh dục nữ và rối loạn dinh dưỡng. Cụ thể từng nhóm nguyên nhân được liệt kê như sau:

Do cấu trúc bất thường của cơ quan sinh sản: là tình trạng tử cung bị sẹo lồi nên mất khả năng lưu giữ dinh dưỡng, niêm mạc tử cung vì thế không bong tróc được trong chu kì hành kinh dẫn đến tình trạng bế kinh thứ phát. Trường hợp này hay gặp ở những phụ nữ đã từng trải qua phẫu thuật nạo phá thai.  

Do bệnh lý ở cơ quan sinh dục nữ: 

  • Đường sinh dục bị nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính.
  • Tuyến yên xuất hiện khối u.
  • Chức năng nội tiết của buồng trứng bị suy giảm.
  • Hệ thống tuyến giáp và tuyến yên bị rối loạn.
  • Niêm mạc tử cung bị suy giảm tính cảm thụ.

Do rối loạn dinh dưỡng và tinh thần:

  • Cơ thể bị thiếu chất vitamin, khoáng dẫn đến thiếu máu do chế độ ăn không đủ dinh dưỡng.
  • Sức khỏe suy yếu do thói quen sinh hoạt không điều độ như: hay thức khuya, ít vận động.
  • Tâm lý không ổn định, thường xuyên căng thẳng do chế độ làm việc thiếu khoa học, ít nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Cơ thể chịu một số tác dụng không mong muốn của các loại thuốc: tránh thai khẩn cấp, an thần, trầm cảm, dị ứng và ung thư

4. Tác hại của bế kinh

Nhiều chị em phụ nữ thường chưa nhận thức được tác hại khôn lường của tình trạng bế kinh nên thường chủ quan không có biện pháp can thiệp kịp thời. Theo các chuyên gia phụ khoa nhận định: nếu như bế kinh ở nữ giới kéo dài không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý mà trầm trọng hơn có thể làm gia tăng nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Dưới đây là một số tác hại của bế kinh mà có thể chị em chưa biết:

  • Gây trầm cảm: tình trạng không có kinh nguyệt kéo dài khiến chị em phụ nữ luôn trong trạng thái lo âu, stress, tự ti về bản thân…từ đó dẫn đến trầm cảm. 
  • Viêm nhiễm ổ bụng: Máu kinh bị ứ đọng lại, không thể thoát ra ngoài được lâu ngày sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn ổ bụng.
  • Buồng trứng bị tổn thương: bế kinh xảy ra do mức estrogen bị thiếu hụt nên nội mạc tử cung không thể phát triển bình thường. Từ đó buồng trứng sẽ  bị thoái hóa và tổn thương trầm trọng.  
  • Bộ phận sinh dục nữ bị teo nhỏ: bế kinh sẽ gây ra hiện tượng suy buồng trứng sớm gây ra hiện tượng rối loạn tình dục, lão hóa sớm, thậm chí có thể gây ung thư tử cung, bệnh về tim mạch hoặc teo các bộ phận sinh dục.
  • Dẫn đến hiếm muộn, vô sinh: Tình trạng bế kinh kéo dài khiến máu kinh không thể thoát ra được và ứ đọng lại khiến tử cung bị căng phồng. Đến một lúc nào đó, máu huyết sẽ tràn lên vòi tử cung làm nơi đó giãn căng quá mức. Từ đó niêm mạc tử cung và vòi tử cung sẽ bị tàn phá nghiêm trọng gây ra tình trạng vô sinh. Ngoài ra bế kinh còn gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai do khó khăn trong việc rụng trứng, giảm chất lượng của trứng…

5. Triệu chứng của bế kinh

Để tránh những tác hại nguy hiểm trên, chị em cần phát hiện sớm những triệu chứng của bế kinh để chủ động phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Bế kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt với những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết như sau: 

  • Vòng 1 bị teo nhỏ: tuyến vú bị teo nhỏ một cách bất thường, có thể bị đau mỗi lúc chạm hoặc sờ nắn vào.
  • Lông và tóc bị rụng: lông tại các khu vực như tay, chân, nách, mu và tóc bị rụng với số lượng nhiều và rụng một cách đột ngột.
  • Da xuống cấp trầm trọng: đột nhiên da xuất hiện tình trạng khô, nám, tàn nhang, thâm sạm…do nội tiết tố bị thay đổi nên ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp làn da nữ giới.
  • Đau quặn bụng dưới: bế kinh làm máu kinh không thoát ra ngoài được khiến tử cung liên tục phải co bóp một cách quá mức gây nên những cơn đau quặn bụng dưới kéo dài suốt 3 - 4 ngày với cấp độ ngày một tăng. 
  • Sinh lý nữ suy giảm: do nội tiết tố thay đổi nên xảy ra tình trạng khô hạn, giảm ham muốn ở nữ giới. Thêm vào đó, âm đạo bị khô rát và khó chịu khi quan hệ tình dục sẽ khiến phụ nữ khó đạt được khoái cảm.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ: do tâm lý âu lo cộng với sự thay đổi nội tiết tố sẽ khiến chị em rơi vào tình trạng stress, chán nản, gây nên những hệ quả như: ăn không ngon, ngủ không yên, đau đầu, chóng mặt. 

be-kinh-la-gi-co-nguy-hiem-khong

6. Các phương pháp chữa bế kinh

Vì bế kinh là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên phương pháp chữa bế kinh cần tập trung giải quyết đúng căn nguyên gây ra chứng bệnh này. Sau khi phát hiện đích xác nguyên nhân gây ra bế kinh thì các chuyên gia y tế sẽ có những biện pháp chữa trị và can thiệp hợp lý. Nổi bật trong đó có những phương pháp chữa bế kinh phổ biến sau đây:

6.1. Dùng thuốc Tây y để chữa bế kinh 

Nếu nguyên nhân bế kinh được xác định là do các bệnh lý phụ khoa thì chị em có thể dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị các bệnh về viêm nhiễm bộ phận sinh dục nữ. 

Trong trường hợp bế kinh xảy ra do rối loạn, thiếu hụt nội tiết tố nữ phương pháp tiêm bổ sung thuốc nội tiết với mục đích cung cấp thêm lượng hormones bị thiếu hụt trong cơ thể cũng là một phương pháp được nhiều người lựa chọn. 

6.2. Can thiệp ngoại khoa để chữa bế kinh

Nếu nguyên nhân bế kinh là do dị tật hoặc cấu trúc bất thường của cơ quan sinh sản nữ thì có thể can thiệp bằng một số thủ thuật ngoại như: hút điều hòa kinh nguyệt, phẫu thuật cắt bỏ khối u ở tử cung, phẫu thuật mở màng trinh…

6.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt để chữa bế kinh

Nếu bế kinh có nguyên nhân do chế độ sinh họa và vệ sinh cơ thể chưa đúng cách thì chị em hoàn toàn có thể tự chủ động phòng ngừa và khắc phục tình trạng bế kinh bằng cách: luôn giữ bộ phận sinh dục sạch sẽ, tránh thụt rửa âm đạo quá sâu, luôn vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ nam nữ để tránh tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và làm việc cân đối, tránh căng thẳng, stress gây nên tình trạng tắt và mất kinh. Ngoài ra chị em cũng cần khám phụ khoa theo định kì để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

6.4. Dùng thuốc Đông y để chữa bế kinh

Theo nguyên lý Đông y, bế kinh xảy ra do can thận bị suy yếu, khí huyết suy giảm, huyết ứ…gây nên tình trạng máu kinh không thoát ra được, ứ đọng gây nên tình trạng đau và chướng bụng dưới. Muốn dứt điểm tình trạng này thì cần sử dụng những bài thuốc tác động vào khí huyết và giúp khí huyết lưu thông thì ắt sẽ giảm được tình trạng huyết hư, huyết ứ.

cay-ich-mau

Từ đó có thể chấm dứt tính trạng bế kinh. Một số vị thuốc Đông y hay được kê để điều trị bế kinh là: đương quy, xuyên khung, thục địa….Tuy nhiên chị em nên lưu ý khi sử dụng các loại thuốc Đông y để chữa bệnh một cách bừa bãi như tự ý kết hợp các bài thuốc, nhờ cắt thuốc hộ, dùng dược liệu khi chưa rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh việc “tiền mất tật mang”, bệnh thì không chữa được nhưng rước thêm hậu họa tiềm ẩn đối với sức khỏe. 

Thị trường Đông y tràn lan các sản phẩm tác dụng không rõ rệt. Chỉ Viên nén Đau bụng kinh Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 trị đau bụng kinh được sản xuất theo phương pháp bào chế bí truyền từ bài Ngự y mật phương kết hợp cùng công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO mới có thể đem lại hiệu quả vượt trội, hạn chế tái phát.

thông tin tư vấn

DS. Khánh Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại