Thứ sáu, 22/11/2024 | 18:29
RSS

Cảnh báo: Mất kinh nguyệt có thể dẫn tới vô sinh

Thứ năm, 09/02/2023, 12:54 (GMT+7)

Kinh nguyệt là hiện tượng thông thường của phụ nữ, kinh nguyệt cũng được coi là một trong các dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ của phụ nữ. Tuy nhiên, có một vài trường hợp phụ nữ gặp phải hiện tượng mất kinh nguyệt. 

Mất kinh nguyệt là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt ở phụ nữ từ một đến nhiều kỳ kinh nguyệt. Vô kinh có thể xảy ra đối với phụ nữ không có kinh nguyệt ít nhất 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp, cũng như những trường hợp các bạn gái đã đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt.

1. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mất kinh nguyệt

1.1. Nguyên nhân của mất kinh nguyên phát

Mất kinh nguyên phát là tình trạng phụ nữ đến tuổi dậy từ nhưng không có kinh nguyệt.

mat-kinh-nguyet

Nguyên nhân dẫn đến mất sinh nguyên phát là do các bộ phận sản sinh ra hormone liên quan đến kinh nguyệt có vấn đề như: buồng trứng, tuyến yên, hệ thần kinh trung ương. 

Một số bệnh lý thường gặp như:

  • Khuyết buồng trứng hoặc có buồng trứng nhưng bị tổn thương.
  • Không có tử cung hoặc tử cung có những vấn đề bất thường.
  • Cơ quan sinh dục gặp những khiếm khuyết.
  • Tuyến yên hoặc khu vực não bộ sản sinh ra hormone có vấn đề.

Bên cạnh đó cũng có một vài trường hợp vô sinh nguyên phát không xác định được nguyên nhân. 

1.2. Nguyên nhân của mất kinh thứ phát

Mất kinh thứ phát là tình trạng người phụ nữ đang có kinh nguyệt bỗng mất kinh, không thấy kinh nguyệt xuất hiện. Thời gian được xác nhận là vô kinh thứ phát  là từ 3 tháng trở lên với người có kinh nguyệt đều và 6 tháng với người có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Một vài nguyên nhân gây mất kinh thứ phát như:

  • Phụ nữ trong thời gian cho con bú: đây là giai đoạn kinh nguyệt chưa ổn định, khi cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, phụ nữ sẽ có hiện tượng mất kinh tạm  thời.
  • Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng gây trễ kinh, thậm trí là mất kinh.
  • Chế độ dinh dưỡng không tốt.
  • Giảm cân đột ngột hoặc tăng cân quá nhanh.
  • Sức khỏe suy yếu, thường xuyên đau ốm, căng thẳng, chịu nhiều áp lực.
  • Do phụ nữ sử dụng một số biện pháp tránh thai.
  • Người bị mất cân bằng nội tiết tố.
  • Người có tuyến yên, bộ phận tiết ra hormone có vấn đề.
  • Suy buồng trứng sớm.
  • U buồng trứng.
  • Phẫu thuật tử cung để lại sẹo.

2. Dấu hiệu mất kinh nguyệt

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của mất kinh là không có kinh nguyệt. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất kinh, người phụ nữ có thể gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác như sau:

  • Tiết dịch núm vú
  • Rụng tóc
  • Đau đầu
  • Gặp vấn đề về tầm nhìn
  • Đau vùng xương chậu
  • Xuất hiện mụn

dau-hieu-mat-kinh-nguyet

3. Mất kinh nguyệt có dẫn đến vô sinh không?

3.1. Mất kinh nguyên phát có thể có thai không?

Do nguyên nhân gây mất kinh nguyên phát hầu hết là do các cơ quan sinh sản hoặc các bộ phận tiết ra hormone có vấn đề nên khả năng hoạt động của những cơ quan này không ổn định. 

Tuy nhiên người bị vô kinh nguyên phát có thể có thai nhưng khả năng thụ thai thấp hơn rất nhiều so với người bình thường.

3.2. Mất kinh thứ phát có thể có thai không?

Mất kinh thứ phát có rất nhiều nguyên nhân chính vì vậy khả năng có thai của người mất kinh thứ phát cao hay thấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh của người đó. 

Vì vậy phụ nữ mất kinh thứ phát có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn thì  khả năng mang thai cũng khó, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp can thiệp kịp thời nếu muốn sinh con.

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ khi bị mất kinh nguyệt?

Nữ giới trong độ tuổi từ 15 tuổi trở nên nếu chưa thấy có dấu hiệu kinh nguyệt khi cơ thể đã có các biểu hiện dậy thì, cần đi khám tổng quát để đề phòng những vấn đề liên quan đến mất kinh nguyên phát. 

Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn đã có kinh nguyệt, nếu có biểu hiện kinh nguyệt không đều, tắt kinh 3 tháng liên tục… cần đến ngay các cơ sở y tế để khám. Việc kịp thời khám và có phương pháp điều trị sẽ hạn chế được các vấn đề không hay nếu bệnh nhân gặp phải bệnh lý mất kinh thứ phát.

kham-suc-khoe-dinh-ky

5. Làm thế nào khi bị mất kinh nguyệt?

Do những yếu tố nhất định mà tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mất kinh, người bệnh nên có những phương pháp điều trị cụ thể phù hợp.

  • Sử dụng phương pháp Tây Y.
  • Nhiều bệnh nhân tìm đến thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp hormone để ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt.
  • Trường hợp mất kinh do bẩm sinh, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định kê thuốc đặc trị hoặc có thể cần phải phẫu thuật.
  • Một số trường hợp mất kinh do hội chứng buồng trứng đa nang được tư vấn các loại thuốc như metformin trị tiểu đường. Việc chỉ định dùng thuốc này cần có tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
  • Một số phương pháp phẫu thuật được chỉ định dùng cho vô kinh.
  • Phẫu thuật loại bỏ mô sẹo trong tử cung.
  • Phẫu thuật loại bỏ khối u lành tính tuyến yên.

Bên cạnh những phương pháp kể trên, có thể tham khảo sử dụng thêm Viên nén Đau bụng Kinh Ngự y mật phương để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

Từ xa xưa, bài thuốc Ngự y mật phương đã vô cùng nổi tiếng trong Hoàng Cung chỉ dành riêng cho các Phi tần cao quý trong Hậu cung. Ngự y mật phương bao gồm những phương pháp bí truyền trong dân gian được các bậc Ngự y tài giỏi nhất trong Thái y viện chọn lọc kỹ càng, sử dụng những thành phần dược liệu quý hiếm nhất, gia giảm tỷ lệ sao cho phát huy hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp bào chế này vốn dĩ chỉ được lưu truyền trong triều đình và được coi là bảo vật quý giá của quốc gia. Những bài thuốc đó không chỉ bồi bổ cơ thể, giúp các phi tần duy trì nhan sắc, sắc vóc hình thể mà còn giảm thiểu những rối loạn ảnh hưởng đến tâm sinh lý. 

Viên Đau bụng kinh Ngự y mật phương - Đông Y Thế Hệ 2 kết hợp cùng công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, là dòng sản phẩm Đông Y thế hệ 2 chuyên dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt… với hiệu quả được đánh giá là có thể cạnh tranh với tân dược, hạn chế tái phát.

thông tin tư vấn

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại