Chủ nhật, 08/09/2024 | 11:18
RSS

Bị rối loạn kinh nguyệt có phải mắc bệnh phụ khoa không?

Thứ hai, 13/03/2023, 16:30 (GMT+7)

Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và thoát ra ngoài qua đường âm đạo của phụ nữ.

Hiện tượng này xảy ra có chu kỳ do sự tụt giảm đột ngột của hoocmon Estrogen hoặc Estrogen và Progesterone có tính chất lặp lại, với đa số phụ nữ sự lặp lại này diễn ra hàng tháng chu kỳ từ 21 đến 35 ngày. Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường như kinh đến sớm hay đến muộn, mất kinh, kinh ra ít hay bị rong kinh.

Thông thường thời gian hành kinh của chị em kéo dài từ 3-7 ngày với lượng máu từ 20-80 ml tùy theo cơ địa của mỗi người nhưng khi bị rối loạn, chu kỳ kinh thường diễn ra không đều. Theo thống kê, có đến 30-40% phụ nữ bị vô sinh có liên quan đến những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.

1. Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt:

  • Kinh đến sớm: Kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường từ 7 ngày trở lên hay trong 1 tháng kinh nguyệt đến 2 lần.
  • Trễ kinh (chậm kinh): kinh nguyệt đến trễ hơn bình thường 7 ngày trở lên
  • Rong kinh: thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh lớn hơn 80 ml.
  • Mất kinh: bao gồm cả vô kinh nguyên phát xảy ra ở nữ giới đã đủ 18 tuổi nhưng không có kinh nguyệt và vô kinh thứ phát (người trước đó đã có kinh nhưng đột nhiên bị mất 3-6 chu kỳ hay mất trong thời gian dài).
  • Kinh nguyệt ra ít: kinh nguyệt vẫn diễn ra đúng chu kỳ nhưng lượng máu kinh ít hơn 20 ml và thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày.
  • Kinh nguyệt ra nhiều: nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt vẫn ổn định nhưng lượng máu trên 80 ml và kéo dài trên 7 ngày.

Khi bị rối loạn kinh nguyệt làm cho vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ dễ nhiễm khuẩn dẫn đến mắc một số bệnh phụ khoa. Vậy rối loạnkinh nguyệt có phải mắc bệnh phụ khoa không theo các bác sĩ chuyên khoa thì rối loạn kinh nguyệtlà biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng.

nhung-bieu-hien-cua-roi-loan-kinh-nguyet

2. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Do quá trình dậy thì: Nếu bạn đang ở trong độ tuổi dậy thì (khoảng 13 đến 18 tuổi) thì chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn là vấn đề thường thấy. Phải mất từ 2-3 năm để kinh nguyệt đi vào chu kỳ ổn định.
  • Do nhịp độ sinh hoạt không ổn định: Nếu bạn thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ, lo lắng hay lao động quá căng thẳng, thay đổi lịch làm việc ngày - đêm liên tục thì rất dễ xảy ra rối loạn kinh nguyệt.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Những người thường xuyên ăn kiêng, chán ăn, nhịn ăn hay chế độ ăn quá giàu đạm, nhiều chất béo, ăn nhiều đồ cay nóng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể gây nên rối loạn kinh nguyệt.
  • Người bị đa nang buồng trứng: ở những người bị buồng trứng đa nang, lượng Estrogen trong cơ thể bị tăng lên dẫn đến lớp niêm mạc tử cung bị dày lên và bong ra bất thường.
  • Người bị rối loạn tuyến giáp: những người có tuyến giáp hoạt động không ổn định khiến cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể bị thay đổi theo làm cho kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Thời kỳ tiền mãn kinh: phụ nữ ở độ tuổi trung niên, chuẩn bị mãn kinh các hooc-môn sinh dục bị suy giảm dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Mắc một số bệnh phụ khoa: bên cạnh những nguyên nhân thường thấy trên, rối loạn kinh nguyệt còn xảy ra ở những người mắc một số bệnh như: viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, suy buồng trứng, ung thư cổ tử cung, viêm vòi trứng…

roi-loan-kinh-nguyet-vao-thoi-ki-tien-man-kinh

3. Bị rối loạn kinh nguyệt gây nguy hiểm gì?

Bị rối loạn kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của chị em mà còn gây ra những mối nguy hại khác cho sức khỏe:

  • Thiếu máu: xảy ra ở những người bị rong kinh hay kinh ra quá nhiều, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, đau đầu, xây xẩm.
  • Bệnh vô sinh-hiếm muộn: Những người bị rối loạn kinh nguyệt có thể bị khó mang thai và có nguy cơ bị vô sinh cao gấp 1,3 lần so với những người bình thường.
  • Nguy hiểm đến tính mạng: nếu rối loạn kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa kể trên gây ra nếu không được điều trị sớm thì có thể gây vô sinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

roi-loan-kinh-nguyet-gay-thieu-mau

4. Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Muốn điều trị rối loạn kinh nguyệt cần biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này, nếu do sinh hoạt chưa hợp lý hay chế độ dinh dưỡng thì chỉ cần điều chỉnh lại cho thích hợp.

Phụ nữ nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt, cá, rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường tái tạo máu cho cơ thể. Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn những thức ăn có nhiều chất béo, các thức ăn quá mặn, thực phẩm chế biến sẵn.

Phụ nữ cần biết cân bằng công việc và cuộc sống, tránh stress, lo lắng; ngủ đủ giấc và tập luyện thể thao hợp lý. Hiện nay có một số sản phẩm được bào chế từ các dược liệu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, tăng cường quá trình tái tạo máu, bổ huyết, hoạt huyết, làm tan huyết ứ, giúp chị em giải quyết tình trạng rối loạn kinh nguyệt, các sản phẩm này được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi sự tiện lợi và hiệu quả cao.

Nếu bị rối loạn kinh nguyệt do các bệnh khác gây ra thì tùy vào từng bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp cụ thể cho từng trường hợp. Để đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh con ở độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ nên định kỳ kiểm tra sức khỏe sinh sản tại những cơ sở y tế uy tín nhằm phát hiện kinh nguyệt bất thường hay cơ quan sinh sản và tầm soát được những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

thông tin tư vấn

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại