Thứ năm, 25/04/2024 | 21:30
RSS

Đau bụng kinh kèm theo buồn nôn có đáng lo?

Thứ năm, 09/03/2023, 14:57 (GMT+7)

Đau bụng kinh là dấu hiệu thường gặp ở chị em phụ nữ vào mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số chị em lại gặp phải tình trạng buồn nôn trong giai đoạn này Vậy đau bụng kinh buồn nôn có nguy hiểm không Cách khắc phục như thế nào?

Đa số các chị em phụ nữ khi được hỏi đều chia sẻ rằng bản thân có bị đau bụng kinh hàng tháng với nhiều mức độ khác nhau. Trong số đó lại có một vài người cho biết ngoài đau thì họ còn cảm thấy buồn nôn khó chịu. Tại sao lại có hiện tượng này và liệu điều đó có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm gì không? Hãy theo dõi một số thông tin hữu ích được chia sẻ tại bài viết này.

1. Tại sao đau bụng kinh lại buồn nôn?

Trước hết hãy tìm hiểu tại sao lại xảy ra đau bụng kinh? Đau bụng kinh là hiện tượng đau ở vùng bụng dưới trong thời gian xuất hiện kinh nguyệt, mức độ đau từ âm ỉ đến dữ dội tùy biểu hiện ở từng người. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh có rất nhiều, nhưng 90% là do huyết ứ, tồn đọng trong tử cung không được đẩy ra ngoài, khiến tử cung co bóp mạnh gây đau.

dau-bung-buon-non

Về cơ chế, khi hành kinh, nồng độ hormone sinh dục thay đổi và cơ thể tiết ra một lượng lớn prostaglandin, là một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau. Prostaglandin khiến cho tử cung co thắt, siết chặt, các tổ chức thiếu oxy, sinh ra cảm giác đau.

Không chỉ gây đau, việc lượng prostaglandin tăng mạnh và đi vào máu còn khiến cho nhiều chị em phụ nữ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói. Thậm chí, prostaglandin còn có thể “đi lạc” qua đường ruột làm kích thích co thắt dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài. Đó là lý do tại sao vào kỳ kinh nhiều phụ nữ vừa đau bụng lại vừa buồn nôn.

2. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị đau bụng kinh buồn nôn?

Không dễ để xác định chính xác những đối tượng như thế nào sẽ thường xuyên bị đau bụng kinh kèm triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể khoanh vùng lại một vài nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn bình thường dễ mắc biểu hiện này, đó là

  • Dưới 20 tuổi.
  • Hay hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích.
  • Ra máu nhiều hơn bình thường trong ngày hành kinh.
  • Chưa sinh con.
  • Dậy thì sớm…

3. Triệu chứng, biểu hiện khi bị đau bụng kinh buồn nôn

Triệu chứng này hầu hết chỉ tập trung vào trước hoặc vài ngày hành kinh đầu tiên. Đồng thời, cũng không phải phụ nữ nào cũng bị đau bụng kinh kèm buồn nôn, điều này không phổ biến ở tất cả trường hợp. Khi có kinh nguyệt, tử cung co bóp mạnh, nhiều để đẩy máu ra ngoài. Một số người sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí thực sự bị nôn ói, khiến cơ thể mệt mỏi và yếu đi.

Đau bụng kinh buồn nôn được chia thành 2 thể: Nguyên phát và thứ phát:

  • Nếu như cơn đau kèm cảm giác buồn nôn chỉ xảy ra trong vài ngày hành kinh ngắn thì đó là triệu chứng bình thường, vấn đề sinh lý ở thể nguyên phát không quá đáng lo ngại. Một số vấn đề phổ biến đi kèm khác khi xuất hiện kinh nguyệt có thể kể đến như: Đau tức ngực, nổi mụn, đầy hơi, cục máu đông, máu nâu, tiêu chảy, nhức đầu…
  • Nhưng nếu cơn đau trở nên dữ dội, kéo dài dai dẳng kể cả sau khi sạch kinh, buồn nôn nhiều đến mức nôn ói liên tục, ảnh hưởng sâu đến cuộc sống và công việc thì phụ nữ nên cẩn trọng. Rất có thể đây là đau bụng kinh thứ phát, liên quan đến các bệnh về đường sinh sản.

4. Đau bụng kinh kèm buồn nôn có nguy hiểm không?

Thực chất, nếu đau bụng kinh kèm cảm giác buồn nôn nếu chỉ diễn ra dưới 12 tiếng trong 1-2 ngày hành kinh đầu tiên, mức độ âm ỉ có thể chịu đựng được thì đây chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể, không quá đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xảy ra dữ dội, có tính lặp lại trong suốt quá trình có kinh nguyệt, kèm theo cả một vài hiện tượng khác như nôn nhiều, sốt cao, tụt huyết áp, ra máu đen… thì phụ nữ không được chủ quan. Đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề sức khỏe sinh sản nghiêm trọng.

4.1. Bệnh lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung trên nguyên tắc là phải nằm bên trong để hình thành lớp niêm mạc tử cung, nhưng vì lý do bất thường nào đấy lại được tìm thấy bên ngoài tử cung (ống dẫn trứng, buồng trứng, mô lót trong khung chậu, ruột…).

Cơn đau do lạc nội mạc tử cung rất dữ dội đến mức buồn nôn, có thể kèm theo một số biểu hiện khác như mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đau nhức vùng chậu, đau khi quan hệ, đau khi đi tiểu, đau khi đại tiện, đa máu bất thường, ra máu nhiều bất thường, khó thụ thai.

4.2. Bệnh viêm vùng chậu

Đây là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục trên, thường xảy ra do vi khuẩn lây qua đường tình dục gây viêm nhiễm tại cơ quan sinh sản. Thông thường, bệnh sẽ có các biểu hiện như đau vùng chậu, đau bụng dưới, đau khi quan hệ, khí hư bất thường, kinh nguyệt không đều. Nếu nhiễm trùng nặng thì cơn đau bụng sẽ kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn ói, sốt, ớn lạnh. Bệnh có thể sẽ biểu hiện kéo dài ngay cả ngoài kỳ kinh.

4.3. U xơ tử cung

U xơ là khối u không chứa tế bào ung thư nhưng có thể tạo áp lực lên tử cung dẫn đến những cơn đau bất thường. Những phụ nữ bị u xơ tử cung thường đau bụng kinh khá dữ dội kèm theo triệu chứng buồn nôn, tụt huyết áp, hành kinh ra máu đen…

4.4. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Đây là một nhóm các triệu chứng xảy ra ở thời điểm 1-2 tuần trước khi hành kinh, do nội tiết tố thay đổi, với các biểu hiện phổ biến là đau bụng, đau lưng, buồn nôn, căng ngực, táo bón, chướng bụng, đầy hơi, đau đầu, nhạy cảm, thay đổi cảm xúc, mất ngủ.

4.5. Rối loạn tiền kinh nguyệt

Là dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt, với các dấu hiệu tương tự nhưng nặng hơn và gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Rối loạn tiền kinh nguyệt chỉ xảy ra ở khoảng 5% phụ nữ có kinh nguyệt (hội chứng tiền kinh nguyệt phổ biến hơn, có đến 90% phụ nữ có kinh nguyệt mắc phải).

5. Khắc phục đau bụng kinh buồn nôn dễ dàng

Tùy theo từng mức độ của cơn đau bụng kinh và các triệu chứng đi kèm mà áp dụng các giải pháp dùng thuốc hay không dùng thuốc khác nhau.

  • Chườm nhiệt

chuom-nhiet-giam-dau-bung-kinh

Cách này rất đơn giản, dễ áp dụng. Chỉ cần sử dụng một chiếc chăn ngâm trong nước ấm hoặc một túi chườm ấm rồi đặt trên bụng, nghỉ ngơi tạm thời khoảng 10-15 phút là cảm giác đau và buồn nôn sẽ dịu bớt.

  • Một số bài thể dục

Nhiều người khi bị đau sẽ không muốn vận động, nhưng thực chất vận động nhẹ nhàng vừa sức lại rất hữu ích trong khoảng thời gian này. Vận động thể dục sẽ kích hoạt giải phóng endorphin, một loại “thuốc giảm đau” tự nhiên. Chúng ta có thể tập một vài bài co duỗi đơn giản, đi bộ, tập yoga (chú ý các động tác không áp dụng trong ngày có kinh nguyệt).

  • Massage

Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng dưới theo hướng vòng tròn để thư giãn cơ xương chậu, nhờ vậy mà cơn đau cũng thuyên giảm bớt.

  • Thuốc giảm đau

Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể mua và sử dụng tại nhà như Acetaminophen (Tylenol) hay Ibuprofen (Motrin). Chúng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, nhưng vẫn có tác dụng phụ như khô miệng, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, tiêu chảy, viêm loét dạ dày…

Lưu ý: Nếu cơn đau ở mức độ có thể chịu đựng được, hãy hạn chế tối đa việc uống thuốc giảm đau để tránh các tác dụng phụ không cần thiết.

  • Một số loại thảo dược

Có một số loại thảo dược dễ tìm có thể hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh kèm buồn nôn có thể kể đến như: Ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, gừng, thì là, đan sâm… Cách này dễ thực hiện nhưng tác dụng khá chậm, nhiều trường hợp không có hiệu quả rõ rệt.

6. Chữa đau bụng kinh buồn nôn bằng Đông y

Theo Y học cổ truyền, đau bụng kinh (thống kinh) xảy ra là do khí và huyết bị ngăn trở vận hành. Kinh nguyệt là do huyết hóa ra. Nếu huyết suy kém hoặc ứ trệ thì kinh sẽ không thông, huyết không được đẩy ra ngoài đúng quy luật, bị ứ đọng lại tử cung nên sinh ra thống tắc bất thông – đau bụng kinh.

Vì thế, Đông y coi trọng việc thông tắc huyết ứ, làm tan huyết đọng vùng tử cung, đồng thời hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu mạnh mẽ để máu dễ dàng được đẩy ra ngoài. Khi máu lưu thông tốt, không còn ứ tắc nữa thì tử cung cũng co bóp nhẹ nhàng hơn, cơn đau giảm đi, các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi… cũng giảm bớt rất nhiều.

Các loại thuốc Đông y chữa đau bụng kinh không hề ít, nhưng không phải thuốc nào cũng chú trọng cơ chế hoạt huyết, thông tắc ứ đọng. Cho dù đã xác định đúng cơ chế thì vẫn cần phải chọn lọc kỹ mới tìm ra được sản phẩm hiệu quả và chất lượng thực sự.

7. Đau bụng kinh buồn nôn phòng ngừa như thế nào?

  • Trước khi đến kỳ kinh nguyệt dự đoán khoảng 3-5 ngày, phụ nữ nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ, hạn chế đồ tươi sống, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị và thực phẩm có tính hàn vì chúng gây kích thích tử cung khiến cơn đau thêm trầm trọng.
  • Một số đồ ăn có vị chua cũng hỗ trợ khá tốt trong việc làm giảm đau bụng kinh buồn nôn.
  • Trong những ngày này hãy giữ ấm cơ thể để máu lưu thông đều, thư giãn cơ bắp.
  • Đặc biệt, trước ngày bắt đầu hành kinh được dự đoán, hãy đi bộ nhiều hơn để cơ thể được vận động và thoải mái.

Đau bụng kinh buồn nôn dù là thể nguyên phát hay thứ phát thì cũng đều gây ra sự khó chịu, mệt mỏi và bất tiện cho phụ nữ. Kinh nguyệt là “câu chuyện” dài diễn ra theo chu kỳ đều đặn, nên phụ nữ bắt buộc phải đối mặt. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp giúp hạn chế, giảm bớt cơn đau hàng tháng, thậm chí có hiệu quả lâu dài và hạn chế tái phát tốt.

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại