Đau đầu khi trời lạnh là tình trạng thường gặp ở nhiều người, nhất là vào mùa đông và thời điểm giao mùa. Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ môi trường thấp, khiến các mạch máu phản ứng bằng cách co lại làm giảm lưu thông máu, dẫn đến các cơn đau đầu. Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khác gây đau đầu khi trời lạnh, chẳng hạn như xoang, chênh lệch áp suất hoặc mất nước.
Triệu chứng điển hình khi bị đau đầu do trời trở lạnh là những cơn đau xuất hiện ở vùng thái dương, một nửa bên đầu hoặc sau hốc mắt. Người bị đau đầu trở nên nhạy cảm hơn với tiếng ồn và ánh sáng, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tâm trạng lo lắng, bồn chồn. Cơn đau đầu thường sẽ biến mất sau khi nhiệt độ cơ thể hoặc nền nhiệt môi trường ấm trở lại.
Nhiều nghiên cứu đã lý giải nguyên nhân chính dẫn đến những cơn đau đầu dai dẳng, dữ dội trong mùa đông, cụ thể là:
Các cơn đau đầu cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự thay đổi thời tiết nên bạn không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu đau đầu kéo dài, thường xuyên, nguyên nhân gây đau không xuất phát từ những tác nhân trên thì rất có thể bạn đang mắc chứng thiếu máu não. Chiếm tới 90% các trường hợp đau đầu không rõ nguyên nhân, đau đầu do thiếu máu não có thể đi kèm chóng mặt, buồn nôn, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay, suy nhược cơ thể…
Vào mùa đông, thời gian nắng trong ngày ngắn hơn, trời cũng tối nhanh hơn khiến cho nhiệt độ trong không khí giảm mạnh, làm áp suất không khí giảm theo. Hiện tượng này tạo nên sự mất cân bằng giữa áp suất không khí bên ngoài và bên trong xoang của cơ thể, gây đau đầu, ù tai. Bạn có thể gặp phải tình trạng tương tự khi đi máy bay, cũng như khi nền nhiệt tăng đột ngột vào mùa hè nắng nóng.
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm trong không khí luôn ở mức cao. Đặc biệt là vào các tháng mùa đông trời lạnh, tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động tích cực hơn, khiến lượng dịch nhầy trong xoang mũi, má, trán và sau hốc mắt tăng lên. Do đó gây tắc nghẽn đường xoang và gây triệu chứng đau đầu, chóng mặt, sổ mũi. Triệu chứng này nặng hơn ở những người mắc các bệnh về xoang, trẻ em và những người có sức đề kháng kém.
Mỗi vị trí viêm xoang sẽ gây ra những cơn đau đầu ở vị trí riêng biệt. Viêm xoang hàm trên gây đau đầu, đau quanh mắt và má. Xoang sàng và xoang bướm gây đau nhức ở vùng đầu và gáy kèm theo dịch mủ chảy xuống họng. Xoang trán gây đau ở giữa trán và lan rộng ra 2 bên thái dương.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, đêm mùa đông có độ dài lớn hơn so với mùa hè. Chu kỳ giấc ngủ của con người bắt buộc phải thay đổi để thích nghi. Vào những ngày đầu mùa, cơ thể chưa thích nghi kịp sẽ gây mất ngủ, thiếu ngủ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu.
Thời điểm nhiệt độ thấp, trời lạnh khiến chúng ta ít cảm thấy khát nước hơn. Tuy nhiên, các hoạt động hô hấp, bài tiết diễn ra liên tục khiến cơ thể có thể bị thiếu nước nếu không bổ sung lượng nước đủ. Điều này vô tình gây ra triệu chứng đau đầu kèm chóng mặt khi trời lạnh.
Trời lạnh cũng là thời điểm mà virus phát triển mạnh, nhất là trong mùa đông. Do đó, nếu người bệnh bị đau đầu kèm với một số triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mắt, sốt, chóng mặt… thì khả năng cao là do nhiễm virus cúm.
Để giảm bớt tình trạng hay bị đau đầu mỗi khi trời lạnh, hãy học cách làm ấm cơ thể bằng một số biện pháp đơn giản dưới đây:
Nước ấm có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe đặc biệt là vào mùa đông. Thói quen uống nước ấm không chỉ tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, thải độc tố, làm chậm quá trình lão hóa mà còn giúp quá trình tuần hoàn máu hiệu quả hơn, xoa dịu các cơn đau đầu và xua tan cảm giác căng thẳng, mệt mỏi.
Đầu và tai là một trong số những bộ phận cần được bảo vệ trong tiết trời lạnh giá. Đầu là nơi tập trung nhiều mạch máu, cần được giữ ấm để hạn chế tình trạng co thắt mạch máu dẫn đến đau đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng bịt tai hoặc mặc áo trùm đầu để tai không tiếp xúc với không khí lạnh, tránh đau đầu, nhiễm cảm.
Đây là một hình thức thư giãn và tăng cường sức khỏe vào mùa đông được rất nhiều người áp dụng. Mức nhiệt từ 30 - 32 độ C sẽ làm giãn nở mạch máu, giảm áp lực của máu lên thành mạch, kích thích tuần hoàn máu lên não, qua đó khắc phục tình trạng đau đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để giảm đau ở một vị trí cụ thể trên đầu, bạn có thể chườm túi nước nóng hoặc khăn ấm trực tiếp lên chỗ đau. Phương pháp này hiệu quả đối với các trường hợp bị đau đầu khi trời lạnh, đau nửa đầu do căng thẳng kéo dài.
Khi thời tiết lạnh, hãy hạn chế ra ngoài để tránh tiếp xúc với không khí ngoài trời. Thay vào đó, khi những cơn đau đầu ập đến, bạn nên tìm những nơi kín gió, có mức nhiệt vừa đủ, nằm thư giãn trong tư thế chân kê cao hơn đầu để giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Bạn cũng có thể xông phòng với tinh dầu bạc hà hoặc oải hương để thư giãn đầu óc và làm dịu cơn đau.
Ngoài các phương pháp kể trên, người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau để chấm dứt cơn đau đầu khó chịu. Thông thường, nên lựa chọn các loại thuốc không kê đơn có chứa paracetamol và caffein như panadol chẳng hạn. Nhưng cần lưu ý tránh lạm dụng hoặc dùng quá nhiều vì có thể dẫn tới hiện tượng "nhờn thuốc", hay đau đầu hồi ứng.
Không chỉ được xem là một giải pháp an toàn, Đông y trị đau đầu còn có thể đem lại hiệu quả vượt trội và bền vững nếu tìm và sử dụng đúng sản phẩm phù hợp.
Viên trị đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2:
Nhờ đó, sản phẩm đem lại hiệu quả thực sự vượt trội và khác biệt, giúp khắc phục triệt để, hạn chế nguy cơ tái phát chứng đau đầu, trong đó có đau đầu khi trời lạnh.
Tình trạng đau đầu khi trời lạnh có thể phòng tránh bằng một số phương pháp như:
Trời lạnh có thể gây ra những cơn đau đầu vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến đời sống và công việc của nhiều người. Bạn hoàn toàn có thể tự mình loại bỏ tình trạng này một cách dễ dàng và nhanh chóng khi hiểu rõ về cơ chế khởi phát cơn đau và áp dụng các phương pháp được nêu trong bài viết trên. Tuyệt đối không nên gắng sức chịu đựng cơn đau hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau tức thời khi chưa có chỉ định của bác sĩ.