Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:17
RSS

Đau đầu sau gáy là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Thứ tư, 14/06/2023, 11:46 (GMT+7)

Đau đầu sau gáy là triệu chứng rất phổ biến và phần lớn là lành tính, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Khi đó, người bệnh cần được thăm khám để được chẩn đoán cũng như tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả.

I - Đau đầu sau gáy là bệnh gì? Triệu chứng ra sao?

Đau đầu là hiện tượng thường gặp nhất mà ai cũng đã từng mắc và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng đau có thể xuất hiện ở hai bên đầu hoặc phía sau gáy, với mức độ đau từ nhẹ đến vừa đến nặng khác nhau.

Đau đầu sau gáy là tình trạng khi cơn đau xuất hiện ở phía sau gáy và vùng cổ, dẫn đến cảm giác đau nhức và mỏi ở vùng cổ gáy và lan rộng lên đầu, vùng chẩm và có thể lan sang thái dương hai bên. Cơn đau này có thể kéo dài một thời gian dài hoặc xuất hiện theo cơn, với mức độ đau từ nhẹ đến nặng khác nhau, có thể kèm theo các triệu chứng như giảm khả năng vận động cổ, giật giật nhói sau gáy, chóng mặt, rối loạn cảm giác da đầu, toàn thân mệt mỏi…

Đau đầu sau gáy là bệnh gì?

Có những nhóm người dễ bị đau đầu sau gáy hơn những người khác, bao gồm:

  • Công nhân làm việc nặng: Những người thường xuyên làm việc liên quan đến cổ, vai và gáy (như công nhân xây dựng) có thể bị đau đầu sau gáy do áp lực lên khu vực này dẫn đến sự cứng khớp cơ xương và gây ra đau.
  • Những người ngồi lâu và ít vận động: Những người này như nhân viên văn phòng, tài xế, người chơi game… có thể bị đau đầu sau gáy do các cơ xương trở nên cứng và mất tính linh hoạt.
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh đau đầu sau gáy do hệ thống thần kinh của họ hoạt động kém hơn và dẫn đến xung điện phóng mất kiểm soát.
  • Phụ nữ: Phụ nữ có thể bị đau đầu sau gáy do sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là sau khi sinh con.
  • Người bị viêm xoang: Có nhiều người bệnh bị đau đầu sau gáy do viêm xoang kéo dài hoặc trở nặng. Cơn đau ban đầu thường xuất hiện ở nửa bên đầu, sau đó lan dần đến phía sau gáy, tạo nên cảm giác đau nhức đầu phía sau gáy và cổ.

II - Đau đầu sau gáy xuất phát từ nguyên nhân nào?

1. Do thiếu máu lên não

Ngoài các trường hợp có thể xác định rõ nguyên nhân như chấn thương, bẩm sinh não, tụ máu, bệnh về não... hoặc đau đầu là bệnh thứ phát do bệnh khác gây ra (như xoang...) thì 90% các trường hợp đau đầu không rõ nguyên nhân là do thiếu máu não. Khi bị thiếu máu lên não, não bộ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất dẫn đến chức năng bị suy giảm, từ đó gây ra triệu chứng đau đầu sau gáy, có thể kèm theo chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ…

Thiếu máu não là nguyên nhân của bệnh đau đầu sau gáy

2. Trường hợp đau sau đầu và ở cổ

Khi các dây thần kinh chạy từ tủy sống đến da đầu bị viêm, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau ở cổ và sau đầu, được gọi là đau dây thần kinh chẩm. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người mắc chứng đau nửa đầu và gây ra cơn đau nhói, nhức nhối bắt đầu từ đáy đầu ở cổ và di chuyển lên phía da đầu.

Đau đầu ở cổ và sau gáy

3. Trường hợp đau đầu sau gáy bên phải

Trường hợp này rất có thể nguyên nhân là do chứng đau đầu do căng thẳng gây ra. Triệu chứng bao gồm đau nhức ở phía sau và bên phải đầu kèm cảm giác căng cứng ở cổ hoặc da đầu. Cơn đau thường mang tính chất âm ỉ, thắt chặt nhưng không gây ra cảm giác nhói.

4. Trường hợp đau đầu sau gáy bên trái

Đây là tình trạng thường gặp đối với người bệnh bị mắc chứng đau nửa đầu. Cơn đau có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên đầu, tuy nhiên nhiều nhất là phía bên trái đầu hoặc phía sau đầu.

Các triệu chứng của đau nửa đầu bao gồm cảm giác đau nhói và mạnh, kèm theo buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, cùng với chảy nước mắt. Bệnh có thể bắt đầu từ phía bên trái đầu và lan tỏa sang các khu vực khác trên đầu.

Đau đầu sau gáy bên trái

5. Trường hợp đau phía sau đầu khi nằm

Một trong những tình trạng gây đau đầu khi nằm là chứng đau đầu chùm. Bệnh gây ra cơn đau mạnh ở phía sau đầu hoặc hai bên đầu, đặc biệt là khi nằm xuống. Cơn đau nhói kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, sụp mí mắt, nghẹt mũi, chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Trường hợp bị đau đầu sau gáy khi nằm xuống

III - Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?

Đau đầu sau gáy thường được xem là dấu hiệu bình thường, nhưng đây cũng là triệu chứng cảnh báo cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Khi cơn đau sau gáy trở nên trầm trọng khiến bạn không thể chịu được, cần thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Một số dấu hiệu cảnh báo đau đầu phía sau gáy được coi là nguy hiểm mà người bệnh cần tới các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị, bao gồm:

  • Cơn đau đầu từ trung bình đến nặng, có thể cực kỳ khó chịu và không thể giảm bớt bằng thuốc giảm đau.
  • Tê hoặc khó chịu ở một nửa đầu và sau gáy.
  • Tần suất và cường độ đau tăng dần.
  • Co giật, nói lắp, ngọng hoặc tạm thời bị liệt tay, chân.
  • Sốt, đau cứng cổ gáy, buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
  • Triệu chứng thần kinh khu trú: yếu hoặc liệt vận động, khó di chuyển.
  • Rối loạn ý thức và thị giác.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi đau đầu sau gáy liên tục, cường độ mạnh, có tần suất thường xuyên, nguy cơ bệnh chuyển sang mạn tính và ác tính là rất cao. Do đó, khi gặp triệu chứng này, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Tại đây, người bệnh sẽ được chẩn đoán căn nguyên gây đau đầu sau gáy thông qua nhiều phương pháp, bao gồm xét nghiệm máu, đo huyết áp, chụp X quang cột sống cổ, chụp MRI sọ não và cột sống cổ.

Bị đau đầu sau gáy có phải là bệnh nguy hiểm?

IV - Những phương pháp điều trị bệnh đau đầu sau gáy

1. Điều trị từ căn nguyên: Thiếu máu não

Vì nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau đầu sau gáy là do tình trạng thiếu máu lên não nên phương pháp khắc phục hiệu quả nhất chính là cần khắc phục triệt để tình trạng này. Một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả, được nhiều người bệnh sử dụng chính là Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu lên não, bổ sung dưỡng chất cho máu, từ đó khắc phục các triệu chứng của bệnh trong đó có đau đầu sau gáy.

2. Điều trị theo nhóm bệnh lý

Bên cạnh đó, tùy theo từng kiểu đau đầu, người bệnh sẽ được chỉ định việc dùng thuốc cũng như các phương pháp điều trị khác nhau như:

  • Đau đầu do căng thẳng: Có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol (acetaminophen) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Advil (ibuprofen).
  • Đau đầu chùm: Nếu như cơn đau đầu sau gáy của bạn được bác sĩ chẩn đoán là đau đầu chùm, bạn nên dùng các loại thuốc kê đơn giúp giảm đau, tránh biến chứng. Bên cạnh đó cũng cần dùng các biện pháp phòng tránh và giảm cơn đau tại nhà.
  • Chứng đau nửa đầu: Người bệnh cần duy trì tư thế tốt, mát - xa và liệu pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng.
  • Đau dây thần kinh chẩm: Người bệnh thường được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc như Neurontin (gabapentin), Lyrica hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng… Bên cạnh đó là thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.

Những cách trị đau đầu sau gáy hiệu quả nhất

3. Điều trị bằng phương pháp chiropractic

Nếu như tình trạng bị đau đầu sau gáy của bạn được chẩn đoán có liên quan tới các vấn đề về cột sống khu vực vai gáy, thì tốt hơn hết nên điều trị theo phương pháp trị liệu thần kinh cột sống này. Phương pháp này có thể giảm căng thẳng và áp lực trong các cơ, dây chằng và mô mềm xung quanh cột sống cổ và vùng gáy. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện chức năng của các dây thần kinh và mạch máu ở khu vực sau gáy.

V - Đau đầu sau gáy khi nào cần điều trị y tế?

Người bệnh bị đau đầu sau gay cần tới các cơ sở y tế để thăm khám nếu:

  • Cơn đau đầu kéo dài hơn một vài ngày, ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày.
  • Cơn đau kèm theo cảm giác đau gần thái dương.
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
  • Cơn đau đầu khiến người bệnh cảm thấy lơ mơ, trở nên không thể suy nghĩ thấu đáo.

Khi nào nên điều trị đau đầu sau gáy?

Đặc biệt, nếu người bệnh bị đau đầu cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây, cần đi cấp cứu khẩn cấp ngay:

  • Thay đổi đột ngột trong tính cách hoặc tâm trạng.
  • Bị sốt, cứng cổ, không còn tỉnh táo và không thể tập trung.
  • Trục trặc về thị giác, khó nói, yếu hoặc tê bất kỳ vùng nào trên cơ thể.
  • Đau đầu dữ dội sau một va chạm vào đầu.
  • Những cơn đau đầu đột ngột mà bạn chưa từng trải qua trước đây, đặc biệt nếu chúng đã làm bạn tỉnh giấc giữa đêm.

VI - Những lưu ý để hạn chế chứng đau đầu sau gáy

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, để có thể hạn chế chứng đau đầu sau gáy, bạn nên:

  • Đảm bảo rằng gối không quá cao khi nằm để tránh tạo áp lực không mong muốn lên vùng cổ và gáy.
  • Nên tránh cúi cổ quá lâu. Thay vào đó, tăng cường việc vận động phần đầu cổ để các cơ và đốt sống được thoải mái.
  • Xem xét sử dụng phương pháp bấm huyệt trị đau đầu sau gáy, cũng như châm cứu trị liệu.
  • Ngoài ra, bạn có thể chườm khăn nóng lên cổ vai gáy để cơn đau nhanh chóng dịu đi.
  • Tránh nằm nghiêng về một bên quá lâu, vì có thể dẫn tới tình trạng đau đầu khi nằm.
  • Tạo tư thế nằm sao cho phần cột sống và cổ được thẳng hàng, tránh cong lưng hoặc gập đầu khi nằm.
  • Sử dụng mát-xa để giảm căng thẳng và giúp thư giãn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để làm giảm đau đầu phía sau gáy, hoặc thuốc kê đơn như trên để điều trị từ căn nguyên bệnh lý.

Đau đầu sau gáy không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu gặp phải triệu chứng này, hãy đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bằng cách phát hiện và điều trị đúng nguyên nhân, người bệnh sẽ có thể tránh được những biến chứng nghiêm trọng và giữ gìn sức khỏe cho bản thân.

DS. Nguyễn Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại