Thứ hai, 25/11/2024 | 05:15
RSS

Đau đầu thường xuyên là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách điều trị

Chủ nhật, 18/06/2023, 06:58 (GMT+7)

Đau đầu thường xuyên, diễn ra liên tục trong nhiều ngày khiến người bệnh suy kiệt cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Vậy thường xuyên bị đau đầu là do những nguyên nhân nào? Tình trạng này có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm hay không? Điều trị và hạn chế đau đầu thường xuyên bằng cách nào?

I - Bị đau đầu thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Các nhóm bệnh lý thông thường

- Thiểu năng tuần hoàn não

Đau đầu thường xuyên là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh thiếu máu não, hay nói chính xác hơn là thiểu năng tuần hoàn não. Khi bị thiếu máu lên não, não bộ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất dẫn đến chức năng bị suy giảm, từ đó gây ra triệu chứng đau đầu, có thể kèm theo buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ…

- Chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau đầu thường xuyên. Triệu chứng của bệnh bao gồm đau nửa đầu, mức độ từ nhẹ đến rất đau, cùng với các triệu chứng khác như mạch da đầu căng thẳng và giật mạnh, thường xảy ra vào buổi sáng, đau đầu bên trái hoặc bên phải.

Mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm đe dọa tới tính mạng nhưng Migraine lại ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Điều đáng chú ý, trong một số trường hợp, migraine có thể gây ra biến chứng về thần kinh.

Chứng đau nửa đầu mạn tính gây nhức đầu thường xuyên

- Tăng nhãn áp

Các chuyên gia y tế cho biết hệ thống thần kinh mắt có thể có liên quan đến nguyên nhân gây ra đau đầu. Nhiều bệnh lý của mắt, như tăng áp lực trong mắt hoặc sự mất cân bằng trong việc điều tiết ánh sáng, có thể gây đau đầu nghiêm trọng chỉ xuất hiện ở một bên đầu, kèm theo các triệu chứng như mắt đỏ và suy giảm thị lực.

- Viêm xoang

Đau đầu thường xuyên do viêm xoang có biểu hiện là cơn đau nhức không ngừng ở vùng má, trán hoặc đỉnh mũi. Triệu chứng thường đi kèm bao gồm bị sổ mũi, sưng mặt kèm theo sốt và cảm giác bị đầy tai. Khi xoang bị nhiễm trùng, chất nhầy từ mũi của người bệnh có thể có màu vàng hoặc xanh lục.

Thường xuyên bị đau đầu liên tục có thể do viêm xoang

- Các bệnh mạn tính khác

Đau đầu thường xuyên còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường, đau xơ cơ... Với trường hợp không thể chẩn đoán nguyên nhân, bạn tốt hơn nên tới các cơ sở để thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác, đề phòng các bệnh nguy hiểm.

2. Các nhóm bệnh lý nguy hiểm

- Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm mà đau đầu liên tục chính là dấu hiệu phổ biến, nhất là đối với những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Bệnh cũng kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt chóng mặt, nói lắp, giảm thị thực, khả năng cử động của cánh tay giảm dần… Đây là một căn bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề và cần được xử lý kịp thời.

- Nhiễm trùng não

Nếu người bệnh bị đau đầu liên tục và cảm thấy đau lan tỏa trong cơ thể, đồng thời bị sốt hoặc dấu hiệu nhiễm trùng khác như cứng cổ, sợ ánh sáng và tiếng động, có thể đây là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng não - màng não. Để xác định chính xác, cần thực hiện một số xét nghiệm như chọc dò dịch não tủy, xét nghiệm máu và chụp MRI sọ não.

Bệnh lý về não biểu hiện bằng cơn đau đầu thường xuyên, liên tục

- Khối u trong não

Mặc dù không phổ biến nhưng khoảng hơn 50% số người bệnh bị khối u não sẽ gặp triệu chứng đau đầu dai dẳng kéo dài nhiều tháng không hồi phục. Đau đầu thường xuất hiện vào ban đêm và tiến triển theo cường độ ngày càng tăng đến mức rất khó chịu. Khi bệnh đi vào giai đoạn nghiêm trọng hơn, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác, bao gồm thay đổi tính cách, giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Để có thể chẩn đoán chính xác, người bệnh cần thực hiện CT scan não hoặc MRI.

- Di chứng hậu chấn thương

Nếu có tiền sử chấn thương đầu hoặc tai nạn trong quá khứ, dù nhẹ hay nặng, đều có thể gây ra đau đầu sau này. Nếu cảm thấy đau đầu gia tăng và đi kèm với triệu chứng buồn nôn, người bệnh cần được thăm khám và thực hiện chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán và điều trị kịp thời các tổn thương máu tụ mạn tính.

II - Một số nguyên nhân khác gây đau đầu thường xuyên

1. Thiếu máu não

Ngoài các trường hợp có thể xác định rõ nguyên nhân như chấn thương, bẩm sinh não, tụ máu, bệnh về não... hoặc đau đầu là bệnh thứ phát do bệnh khác gây ra (như xoang...) thì 90% các trường hợp đau đầu thường xuyên không rõ nguyên nhân là do tình trạng thiếu máu não. Người bị thiếu máu não thường sẽ bị đau đầu kéo dài không ngớt trong nhiều ngày, tái đi tái lại. Do đó, cần điều trị từ căn nguyên bằng cách tăng cường tuần hoàn máu lên não sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng đau đầu thường xuyên này.

Thường xuyên đau đầu

2. Do tập luyện quá mức

Các cơ ở da đầu, cổ và đầu cần nhiều máu hơn khi người bệnh vận động mạnh. Vì thế, các mạch máu sẽ mở rộng, gây ra cơn đau đầu dữ dội ở cả hai bên đầu, kéo dài tới 48 giờ đồng hồ, thường xảy ra trong hoặc ngay sau khi tập luyện.

3. Nhịn đói thường xuyên

Sẽ có một dạng đau đầu xảy ra khi người bệnh đói hoặc ăn không đủ. Khi đó, đau đầu là triệu chứng cho thấy người bệnh cần tiêu thụ nhiều calo hơn.

4. Hút thuốc trong thời gian dài

Đau đầu do hút thuốc nguyên nhân là vì thành phần chính của các sản phẩm thuốc lá, chẳng hạn như thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá điện tử và thuốc lá nhai chính là chất nicotin, một chất gây nghiện mạnh.

Hút thuốc có thể gây đau đầu thường xuyên

5. Đau đầu do chứng PTSD

Là tình trạng những cơn đau đầu xuất hiện hai đến ba ngày sau khi bị chấn thương đầu. Người bệnh sẽ cảm thấy đau khó chịu dai dẳng, đôi khi trở nên tồi tệ hơn, chóng mặt, choáng váng, khó tập trung, các vấn đề về trí nhớ, chóng mặt, nhanh chóng mệt mỏi và cáu kỉnh. Người bệnh cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế nếu tình trạng không thuyên giảm sau vài tuần.

6. Lạm dụng thuốc

Việc lạm dụng thuốc đau đầu lại càng khiến cơn đau đầu càng trở nên tồi tệ hơn, đây còn được gọi là đau đầu hồi ứng.

7. Nội tiết tố thay đổi

Nội tiết tố thay đổi do mang thai, dùng thuốc ngừa thai, trong chu kỳ kinh nguyệt, đã mãn kinh hay điều trị thay thế hormone đều có thể gây ra đau đầu thường xuyên.

8. Cột sống gặp vấn đề

Đau đầu cực kỳ nghiêm trọng có thể là do cột sống có vấn đề, phổ biến nhất là tình trạng đau đầu do thoái hóa cột sống cổ, với những biểu hiện là đau bắt đầu từ phía sau đầu rồi lan tới vị trí xung quanh, gây đau đỉnh đầu, trán, thái dương kèm theo hiện tượng cứng và đau cổ.

Các vấn đề về cột gây tình trạng thường xuyên bị đau nhức đầu

III - Hiện tượng đau đầu thường xuyên có nguy hiểm không?

Tình trạng thường xuyên đau đầu, kéo dài nhiều ngày không trực tiếp gây nguy hiểm tới sức khỏe người mắc, mà nó chỉ khiến người bệnh bị những cơn đau liên tục hành hạ gây mệt mỏi, kiệt sức. Tuy nhiên, bị đau đầu thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu cho nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, tốt hơn hết người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán được chính xác nhất nguyên nhân gây bệnh cũng như cách khắc phục hiệu quả.

Đau đầu thường xuyên có nguy hiểm không?

Đặc biệt, người bệnh nên khẩn trương đi thăm khám ngay nếu cơ đau đầu ngày càng thường xuyên, đau đầu dữ dội hoặc đau đầu kèm theo:

  • Mất thị lực.
  • Mất ý thức.
  • Nôn mửa.
  • Đau kéo dài tới hơn 72 giờ đồng hồ với thời gian không đau ngắn hơn 4 giờ.

IV - Thường xuyên bị đau đầu phải làm sao?

1. Giảm căng thẳng

Căng thẳng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu. Vì vậy, việc giảm căng thẳng là rất quan trọng. Bạn nên dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, tập các bộ môn giúp giảm căng thẳng như yoga, thái cực quyền hoặc thiền định.

Giảm thiểu căng thẳng, lo lắng

2. Không lạm dụng thuốc giảm đau đầu

Theo lời khuyên từ chuyên gia, người bệnh chỉ nên uống thuốc giảm đau khoảng 2 lần/tuần. Nếu sử dụng thường xuyên và trong thời gian dài, cần phải hỏi ý kiến từ bác sĩ.

3. Đảm bảo ngủ đủ giấc

Hầu hết người trưởng thành cần ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để có thể phần nào giảm được nguy cơ bị đau đầu, đặc biệt là nên tạo thói quen tốt là nên có cùng một thời điểm ngủ và thức dậy hàng ngày.

Ngủ đủ giấc làm cơ thể thư giãn, giúp giảm đau đầu thường xuyên

4. Tập luyện thể dục đều đặn

Hoạt động thể chất là một cách cải thiện sức khỏe toàn diện, bao gồm cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, chọn những hoạt động mà bạn thích như đi bộ, đạp xe hoặc yoga là một cách hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe.

Thể dục, thể thao, yoga giảm đau đầu thường xuyên

5. Đừng lạm dụng caffein

Caffeine là một chất kích thích được sử dụng rộng rãi, nhưng nếu sử dụng quá mức, nó có thể gây hại cho sức khỏe. Caffeine có thể làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và kích thích thần kinh, gây ra các triệu chứng như lo lắng, mất ngủ và đau đầu. Chính vì vậy, bạn nên dừng việc lạm dụng caffeine để giúp cơ thể tránh được những tác động phụ của chất kích thích này.

6. Tránh tác nhân gây đau đầu

Bạn nên theo dõi những yếu tố dường như có thể dẫn đến đau đầu, bao gồm thực phẩm, các hoạt động thường ngày, môi trường sống và làm việc.... Nếu có thể xác định các tác nhân gây đau đầu, bạn có thể cố gắng tránh chúng.

7. Bổ sung đủ nước

Khi cơ thể mất nước, điều này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu và oxy trong não, từ đó kích hoạt cơn đau đầu. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt và ngăn ngừa cơn đau đầu, bạn nên uống đủ lượng nước, cụ thể là khoảng 2 - 3 lít nước mỗi ngày.

5. Không bỏ bữa

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, hãy ăn các bữa ăn lành mạnh vào cùng thời điểm hàng ngày và tránh thức ăn hoặc đồ uống không tốt cho sức khỏe như những thức ăn có chứa caffeine, vì chúng có thể gây đau đầu.

Bổ sung dinh dưỡng, không bỏ bữa

Đặc biệt, như đã phân tích, 90% các trường hợp đau đầu không rõ nguyên nhân là do thiếu máu não. Chính vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm hoạt huyết Đông y như viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 là một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu lên não, bổ sung thêm dưỡng chất cho máu, từ đó giúp khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu máu lên não cũng như chứng đau đầu.

Sản phẩm an toàn, hiệu quả vượt trội và khác biệt nhờ được bào chế theo bài thuốc Ngự Y Mật Phương - “Quốc bảo” y học cung đình, đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2, được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP - WHO được Thủ tướng chính phủ trao tặng giải vàng chất lượng quốc gia.

Có thể thấy, đau đầu là một triệu chứng rất phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra. Việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ bị đau đầu thường xuyên, ta cần duy trì một lối sống lành mạnh. Nếu gặp phải triệu chứng đau đầu liên tục, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

DS. Gia Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại