Nếu cảm giác trong mắt có vật lạ gây khó chịu, nhiều người sẽ vô thức dùng tay dụi mắt, nhưng điều này sẽ gây ra một lực ma sát nhất định giữa dị vật và giác mạc khiến giác mạc rất dễ bị tổn thương.
Dụi mắt thường xuyên khiến giác mạc rất dễ bị tổn thương
Không chỉ vậy, việc này còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trong mắt, ngay cả khi bạn đã rửa tay vì trên tay vẫn có lượng vi khuẩn nhất định. Dùng tay dụi mắt chính là đưa vi khuẩn vào mắt, gây ngứa, chảy nước mắt, đau và khó chịu, đồng thời làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc, hoặc đau mắt đỏ.
Thông thường chúng ta dụi mắt trong tình trạng nhắm mắt, lúc này nhãn cầu sẽ di chuyển lên trên, và áp lực sản sinh khi dụi mắt sẽ tích tụ dưới nhãn cầu, độ cong giác mạc sẽ thay đổi, dễ làm tăng nguy cơ loạn thị, và ảnh hưởng đến thị lực. Nếu bạn bị cận thị và thường xuyên dụi mắt thì khả năng thị lực sẽ ngày càng xấu đi.
Thường xuyên dụi mắt khiến khả năng thị lực sẽ ngày càng xấu đi
Đặc biệt những người bị cận thị phải chú ý nhiều hơn nữa, bởi nhãn cầu của những người này mỏng hơn người bình thường, nếu thường xuyên dụi mắt, nhãn cầu bị áp lực quá mức, võng mạc có thể sẽ bị rơi ra. Mặc dù điều này rất hiếm, nhưng không phải không thể xảy ra.
Dụi mắt thường xuyên sẽ phá hủy sự săn chắc của vùng da quanh mắt, khiến mắt bị sụp mí hoặc xệ mí, thậm chí còn ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt.
Dụi mắt chính là một trong những nguyên nhân gây quầng thâm quanh mắt
Ngoài ra, dụi mắt chính là một trong những nguyên nhân gây quầng thâm quanh mắt. Dụi mắt sẽ làm vỡ các mạch máu li ti quanh mắt, trồi lên bề mặt da, hầu hết là do việc vô ý dụi mắt trong lúc ngủ.