Thứ năm, 28/03/2024 | 23:18
RSS

Sử dụng thuốc khử trùng chữa Covid-19 có thể gây tử vong

Thứ ba, 05/05/2020, 07:04 (GMT+7)

Một bác sĩ tại Mỹ vừa cảnh báo rằng, cần thận trọng khi sử dụng chất khử trùng để điều trị Covid-19 bởi đây là chất độc có thể gây tử vong cao.

Cảnh báo sử dụng thuốc khử trùng chữa Covid-19 có thể gây tử vong
Cảnh báo sử dụng thuốc khử trùng chữa Covid-19 có thể gây tử vong. Ảnh minh họa/báo quốc tế

Trước tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, có ý kiến cho rằng nên tìm cách đưa chất tẩy trùng vào cơ thể như là một cách để chữa bệnh tuy nhiên một vị bác sĩ từ Florida nói với công chúng không nên nghe theo những người không có chuyên môn y khoa trong vấn đề phòng và trị bệnh Covid-19.

Được biết ý kiến nói trên là của một lãnh đạo cấp cao nói tại cuộc họp báo và cho rằng các nhà khoa học nên tìm hiểu xem liệu việc đưa ánh sáng hay chất tẩy trùng vào cơ thể nạn nhân có thể giúp họ khỏi bệnh hay không sau khi nghiên cứu của chính phủ Mỹ cho thấy chất tẩy rửa có thể giết chết virus này trong nước bọt và dung dịch hô hấp chỉ trong vòng 5 phút, theo Vietq.vn

Tuy nhiên, gợi ý đó đã gặp phải sự chỉ trích nặng nề từ giới chuyên môn và các y bác sĩ. Họ cho rằng ý tưởng này là ‘vô trách nhiệm và nguy hiểm’ vì những chất tẩy rửa là chất độc mà nếu đưa vào trong cơ thể ‘sẽ dẫn đến tử vong’.

Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp ngày cũng vừa khuyến cáo về những tác dụng phụ nguy hiểm có thể có liên quan tới các thuốc đang được dùng điều trị bệnh Covid-19.

Theo hãng tin AFP, ông Dominique Martin, người đứng đầu Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp (ANSM) cho biết, đã có thêm 24 người khác gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn sau khi uống thuốc Plaquenil, tên biệt dược của thuốc hydroxychloroquine, cũng như một số thuốc khác như thuốc kháng virus Kaletra. Bên cạnh đó Pháp cũng đã có 3 trường hợp tử vong vì nghi tự dùng thuốc này.

Ông Dominique Martin cho biết, các chuyên gia đang cố gắng xác minh những thuốc nào có liên quan tới những phản ứng phụ và các kết luận bước đầu dự kiến có vào cuối tuần tới.

Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp (ANSM) bắt đầu tăng cường công tác giám sát từ 2 tuần trước những đợt thử nghiệm liên quan các loại thuốc điều trị Covid-19. Họ đặc biệt chú ý tới những loại thuốc như chloroquine, hydroxychloroquine, azithromycin, lopinavir/ritonavir (Kaletra), tocilizumab (và) colchicine.

Ông Martin cho rằng mặc dù việc thử nghiệm điều trị Covid-19 bằng các thuốc này là điều hoàn toàn bình thường căn cứ trên những tình huống hiện nay, nhưng điều này không có nghĩa cơ quan chức năng bỏ qua việc giám sát.

Việc sử dụng kết hợp hydroxychloroquine với kháng sinh azithromycin được dư luận rất chú ý thời gian qua, kể từ khi nhà nghiên cứu người Pháp Didier Raoult công bố 2 nghiên cứu cho thấy những hiệu quả trong điều trị Covid-19.

Tuy nhiên theo ông Martin, cách điều trị này cần được "đặc biệt chú ý", vì việc sử dụng 2 loại thuốc đó cùng nhau có nguy cơ gây loạn nhịp tim hoặc có thể gây đau tim.

Theo cập nhật mới nhất từ Vnexpress, tính đến sáng ngày 5/5, đã có 212 quốc gia và vùng lãnh thổ hôm nay ghi nhận tổng cộng 3.639.616 ca nhiễm và 251.721 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 74.729 và 3.637 so với hôm qua, trong đó 1.192.842 người đã hồi phục, theo thống kê của WorldoMeters. 

Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 1.210.356 ca nhiễm nCoV, tăng 23.321 ca so với hôm trước. Thêm 935 người chết vì nCoV, nâng tổng số trường hợp tử vong lên 64.494.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói khoảng 80.000-100.000 người có thể chết trong dịch Covid-19 tại Mỹ, dù trước đó nhiều lần cho răng ca tử vong sẽ thấp hơn 100.000 và ước tính con số nằm trong khoảng 60.000-70.000.

Tây Ban Nha ghi nhận thêm 164 người chết do nCoV, mức thấp nhất từ 18/3, nâng tổng số ca tử vong do nCoV lên 25.428, xếp thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Italy và Anh. Số ca nhiễm tăng 838 trường hợp lên 248.301.

Giới chuyên gia y tế tin rằng Tây Ban Nha đã đi qua đỉnh dịch vào ngày 2/4 khi báo cáo 950 người chết vì nCoV trong vòng 24 giờ. Từ đó đến nay, số ca tử vong mới giảm dần. Người dân Tây Ban Nha được phép ra ngoài tập thể dục từ ngày 2/5, sau 7 tuần phong tỏa. Tuy nhiên, giới chức liên tục khuyến cáo tránh tụ tập đông người khi nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế xã hội

Italy ghi nhận thêm 1.221 ca nhiễm và 195 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 211.938 và 29.079.

Người dân Italy được phép đi lại trong vùng để thăm người thân nhưng phải đeo khẩu trang từ ngày 4/5, còn trường học, tiệm làm đầu, phòng thể dục và nhiều hoạt động kinh doanh khác vẫn phải đóng cửa. Quán cà phê và nhà hàng chỉ bán đồ mang đi, việc đi lại giữa các vùng bị cấm trừ đi làm, khám chữa bệnh hoặc tình huống khẩn cấp.

Đông Nam Á ghi nhận thêm 1.308 ca nhiễm nCoV, nâng số người nhiễm toàn khu vực lên 49.919, trong đó 1.671 người đã chết.. Singapore là vùng dịch lớn nhất khu vực với 18.778 ca nhiễm và 18 ca tử vong. Indonesia xếp thứ hai về số ca nhiễm nhưng đứng đầu khu vực về số ca tử vong, lần lượt là 11.587 và 864. Philippines ghi nhận 9.485 người nhiễm nCoV và 623 người chết. 

Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước chưa ghi nhận ca tử vong nào do nCoV. 

Ngô Huệ
Theo Đời sống Plus/GĐVN