Thứ bảy, 20/04/2024 | 01:20
RSS

Sốt xuất huyết bệnh học: Những điều cần biết khi đang trong đỉnh dịch

Thứ hai, 21/11/2022, 09:30 (GMT+7)

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Việt Nam đang gia tăng ở nhiều địa phương và cũng có nhiều trường hợp tử vong do bệnh. Tìm hiểu các thông tin sốt xuất huyết bệnh học để điều trị sớm, tránh biến chứng.

Sốt xuất huyết bệnh học

Tìm hiểu các thông tin sốt xuất huyết để phát hiện và xử lý kịp thời

Sốt xuất huyết bệnh học

Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt Dengue là bệnh nhiễm vi rút do muỗi lây truyền, thường gặp ở các khu vực nhiệt đới trên thế giới

Sốt xuất huyết nhẹ gây ra sốt cao kèm theo các triệu chứng tương tự như bị cảm cúm.

Thể nặng của sốt xuất huyết gọi là sốt xuất huyết chảy máu trong (Dengue hemorrrhagic fever) có thể gây xuất huyết nghiêm trọng, tụt huyết áp đột ngột, sốc và tử vong.

Sốt xuất huyết hiện nay vẫn chưa có loại vắc xin phòng ngừa bệnh, việc phòng ngừa tốt nhất là tránh để muỗi đốt.

Hiện tại chưa có cách nào chữa khỏi được sốt xuất huyết. Tuy nhiên, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tử vong.

Nhận biết các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

sốt xuất huyết bệnh học

Phát ban là triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết

Các triệu chứng thường bắt đầu từ 4 – 6 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt và có thể kéo dài đến 10 ngày. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt cao lên tới 40°C
  • Nhức đầu dữ dội
  • Đau sau mắt
  • Đau khớp và đau cơ nghiêm trọng
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn
  • Phát ban da, xuất hiện sau khi bắt đầu sốt khoảng 2 đến 5 ngày
  • Chảy máu nhẹ, như chảy máu mũi, chảy máu nướu hoặc dễ bầm tím trên da

Đôi khi, các triệu chứng nhẹ có thể bị nhầm lẫn với bệnh cúm hoặc nhiễm vi rút khác. Trẻ nhỏ và người trưởng thành chưa từng mắc sốt xuất huyết sẽ có xu hướng có các triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với trẻ lớn.

Một số triệu chứng tăng nặng có thể phát triển khi bị sốt xuất huyết. Bao gồm tình trạng sốt xuất huyết chảy máu trong Dengue (DHF - Dengue hemorrrhagic fever), biến chứng bệnh đặc trưng bởi một số triệu chứng sau:

  • Sốt cao không hạ
  • Tổn thương hệ bạch huyết và mạch máu
  • Chảy máu mũi và răng
  • Gan to
  • Suy hệ tuần hoàn

Các triệu chứng này có thể tiến triển thành chảy máu ồ ạt, sốc và tử vong. Đây được gọi là hội chứng sốc sốt xuất huyết (DSS – Dengue Shock Syndrome).

Người có hệ miễn dịch suy yếu cũng như người bị nhiễm sốt xuất huyết lần thứ hai hoặc nhiều hơn có nguy cơ bị tình trạng DHS cao hơn.

Sốt xuất huyết giai đoạn nào nguy hiểm nhất?

sốt xuất huyết bệnh học

Thời điểm sau khi bắt đầu sốt 3 – 7 ngày là giai đoạn nguy hiểm nhất cần theo dõi sát

Sốt xuất huyết là loại sốt có 2 pha sốt:

  • Giai đoạn đầu từ 3 – 7 ngày sốt cao sau đó hạ sốt sau vài giờ hoặc 2 ngày.
  • Giai đoạn 2 là sốt cao kéo dài từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng giống như pha thứ nhất nhưng thường nhẹ hơn.

Theo các chuyên gia, người bệnh sốt xuất huyết thường chuyển qua giai đoạn 2 là giai đoạn nguy hiểm nhất, tức sau khi phát bệnh từ 3 – 7 ngày. Đây là thời gian cần phải kiểm tra kĩ các triệu chứng để có các bước điều trị kịp thời để hạn chế hậu quả xấu nhất có thể xảy ra.

Giai đoạn này, cần theo dõi người bệnh nếu có dấu hiệu thoát huyết tương dẫn tới sốc sẽ có một số biểu hiện như:

  • Co giật, li bì
  • Lạnh các đầu chi
  • Huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trược < 20 mg hg)
  • Mạch nhỏ khó bắt

Người nhà cần theo dõi tình trạng bệnh nhân sát sao. Nếu thấy một trong các biểu hiện nguy hiểm cần báo cáo cho bác sĩ để xử lý sớm tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nhận biết 4 chủng sốt xuất huyết

sốt xuất huyết bệnh học

Sốt xuất huyết chỉ lây truyền qua muỗi đốt

Có 4 loại vi rút (DENV-1, -2, -3 và -4) có thể gây ra sốt xuất huyết. Kháng thể sinh ra khi nhiễm 1 chủng vi rút gây bệnh sốt xuất huyết sẽ bảo vệ người bệnh suốt đời khỏi chủng sốt xuất huyết đó. Tuy nhiên, miễn dịch này chỉ có thời hạn ngắn đối với các chủng sốt xuất huyết khác. Chính vì thế mà con người có thể nhiễm sốt xuất huyết tới 4 lần trong cuộc đời, mỗi lần cho một chủng vi rút suốt xuất huyết.

Tất cả chủng sốt xuất huyết đều truyền cho người thông qua mỗi Aedes aegypti hoặc hiếm gặp hơn là muỗi Aedes abopictus. Các loài muỗi này sống ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khớp thế giới, bao gồm các tỉnh thành của Việt Nam Đặc biệt ở các vùng trũng thấp có nhiều nước đọng sẽ có nhiều muỗi sinh sôi và phát triển hơn.

Muỗi mang theo vi rút truyền sang người bằng cách cắn/ đốt. Khi một con muỗi cắn người bị sốt xuất huyết thì nó sẽ mang theo vi rút này. Sau đó, muỗi sẽ truyền vi rút cho người tiếp theo mà nó đốt.

Người bệnh sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nào?

sốt xuất huyết bệnh học

Xét nghiệm máu có thể giúp xác định bệnh sốt xuất huyết và mức độ bệnh

Khi bạn bị sốt, đau cơ và mệt mỏi hoặc có bất kỳ triệu chứng nào tương tự sốt xuất huyết thì nên thực hiện xét nghiệm máu để biết được mình có bị nhiễm bệnh hay không. Lấy mẫu máu và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm là cách duy nhất để xác định nhiễm bệnh.

Nếu nghi ngờ bạn bị sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm máu như sau:

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1

Xét nghiệm này sẽ được thực hiện sớm trong quá trình lây nhiễm, thường trong vòng 5 ngày đầu tiên kể từ khi xuất hiện các triệu chứng. Đó là do kháng nguyên NS 1 bắt đầu xuất hiện ngay từ ngày đầu tiên bị nhiễm sốt xuất huyết và có thể tồn tại từ 5 – 7 ngày.

Sau đó, chúng sẽ biến mất khỏi cơ thể và khi đó có thể cho kết quả âm tính giả.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Người bệnh sốt xuất huyết thường sẽ bị giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu bình thường ở mức 150 – 450 G/L). Đối với người nhiễm bệnh, cần phải theo dõi số lượng tiểu cầu cẩn thận và thường xuyên, nhất là khi đã hạ sốt.

Người dương tính với sốt xuất huyết, khi xét nghiệm công thức máu toàn bộ sẽ thấy giảm số lượng tiểu cầu và giảm tổng số lượng bạch cầu.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết

sốt xuất huyết bệnh học

Nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước khi bị bị bệnh

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu có thể loại bỏ được hoàn toàn nhiễm trùng sốt xuất huyết khỏi cơ thể. Để kiểm soát bệnh thì mục tiêu hướng tới là cải thiện triệu chứng và đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi.

Sốt cao thì sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol để giảm thân nhiệt và đồng thời giúp giảm đau nhức cơ thể. Nên tránh dùng các loại thuốc hạ sốt giảm đau có chứa aspirin, ibuprofen… bởi có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Không dùng kháng sinh và thuốc kháng vi rút trong trường hợp bị sốt xuất huyết vì chúng không có tác dụng trong kiểm soát bệnh.

Nếu điều trị tại nhà bạn nên chú ý:

  • Uống thật nhiều nước để đảm bảo không bị mất nước
  • Đảm bảo ăn đủ bữa với chế độ ăn lành mạnh
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Theo dõi triệu chứng nếu thấy bệnh nặng lên hoặc có các triệu chứng: sốt cao không hạ, đi ngoài phân lỏng, da lạnh và ẩm, hạ huyết áp, chán ăn, phân đen… thì nên tới bệnh viện để xử lý sớm.

Hầu hết các trường hợp bị sốt xuất huyết thường nhẹ và có thể điều trị tại nhà mà không cần nhập viện. Quan trọng nhất, cần theo dõi các triệu chứng bởi đôi khi chủ quan có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn, dẫn tới nguy cơ tử vong.

Sử dụng miếng dán hạ sốt - Cho cảm giác mát lạnh, dịu cơn sốt

Khi bị sốt xuất huyết, bên cạnh sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38°5C và điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể tham khảo dùng miếng dán hạ sốt. Với thành phần có Hydrogel thân nước giúp làm mát lạnh tự nhiên theo cơ chế khuếch tán ra ngoài nên tạo cảm giác dễ chịu hơn. Tiêu biểu như miếng dán hạ sốt Sakura.

Miếng dán lạnh an toàn trong khi sử dụng, dính tốt và dễ gỡ bỏ nên có thể sử dụng được cho cả trẻ em.

Miếng dán hạ sốt Sakura đã có bán tại các nhà thuốc

sốt xuất huyết bệnh họcCho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt

Làm mát trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng hại da, an toàn khi sử dụng, dính tốt và dễ gỡ bỏ

Phân phối độc quyền: Công ty TNHH Nhất Nhất

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại