Sốt cao co giật là thế nào?
Thông thường, một đứa trẻ bị co giật do sốt sẽ run rẩy khắp người và mất ý thức. Đôi khi, trẻ có thể co cứng hoặc co giật chỉ 1 khu vực nào đó của cơ thể.
Trẻ bị sốt cao co giật có thể:
- Bị sốt cao hơn 38 độ C
- Không tỉnh táo
- Lắc hoặc giậy tay, chân
Co giật do sốt thường được phân loại theo cấp độ đơn thuần hoặc phức tạp:
- Co giật do sốt đơn thuần: Đây là loại phổ biến, thường kéo dài vài giây đến 15 phút. Co giật do sốt đơn thuần không tái phát trong vòng 24 giờ.
- Co giật do sốt phức tạp: Loại này kéo dài hơn 15 phút, xảy ra nhiều hơn 1 lần trong vòng 24 giờ hoặc bị giới hạn ở 1 bên cơ thể của trẻ. Co giật do sốt phức tạp thường xảy ra trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu sốt và có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ bị bệnh.
Trẻ bị sốt cao co giật khi nào nên đi khám?
Bạn nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt sau cơn co giật đầu tiên của trẻ, ngay cả khi cơn co giật chỉ kéo dài trong vài giây. Hãy gọi xe cấp cứu ngay nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc có kèm theo:
- Nôn
- Cứng cổ
- Có vấn đề về hô hấp
- Rất buồn ngủ
Trẻ bị sốt cao co giật do nguyên nhân nào?
Thông thường, nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường gây ra co giật. Ngay cả một cơn sốt nhẹ cũng có thể gây co giật.
Nhiễm trùng
Trẻ bị sốt cao co giật thường là do nhiễm virus và hiếm khi do nhiễm vi khuẩn. Bị cúm và nhiễm virus gây ra bệnh hồng cầu thường là nguyên nhân dẫn đến sốt cao co giật.
Trẻ bị sốt cao co giật thường là do nhiễm virus
Co giật sau tiêm chủng
Sau tiêm phòng, trẻ có thể bị sốt nhẹ, nhưng cũng có những trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật. Thông thường, những vacxin sau có thể khiến trẻ bị sốt cao: Vacxin phòng bệnh bạch hầu uốn ván và ho gà; Vacxin sởi-quai bị-rubekka.
Trẻ ở độ tuổi nào dễ bị sốt cao co giật?
Hầu hết các cơn co giật do sốt xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, nguy cơ cao nhất ở nhóm trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi.
Gien di truyền cũng là 1 yếu tố nguy cơ. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số gien có tính nhạy cảm với co giật do sốt cao.
Trẻ bị sốt cao co giật có biến chứng gì không?
Hầu hết các cơn co giật do sốt không gây ra tác hại lâu dài. Co giật do sốt loại đơn thuần không gây tổn thương não, thiểu năng trí tuệ hoặc khuyết tật khác. Co giật do sốt cũng không gây động kinh. Động kinh là 1 tình trạng đặc trưng bởi các tín hiệu điện bất thường trong não. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, bị sốt cao co giật khi còn nhỏ làm tăng nguy cơ động kinh khi lớn hơn.
Phòng ngừa sốt cao co giật như thế nào?
Hầu hết các cơn co giật do sốt xảy ra trong vài giờ đầu kể từ khi bị sốt. Bạn nên thực hiện những biện pháp sau để hạ sốt cho trẻ, phòng ngừa co giật:
1. Lau người cho trẻ
Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt (nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 37,5 độ C), bạn nên nhúng khăn vào nước ấm rồi nhẹ nhàng lau mặt, trán, nách, bẹn cho trẻ.
2. Dán miếng dán hạ sốt lên trán
Miếng dán hạ sốt sẽ giúp trán trẻ mát mẻ và dễ chịu hơn. Bạn có thể dùng miếng dán lạnh như Sakura dán lên trán, thậm chí cả nách của trẻ.
Dán miếng dán hạ sốt giúp phòng ngừa sốt cao co giật
3. Cởi bớt quần áo cho trẻ
Nếu trẻ đang mặc nhiều quần áo, bạn hãy cởi bớt quần áo cho trẻ. Nếu trẻ đang mặc 1 áo nhưng vải dày, chất liệu không tốt, bạn nên thay áo khác cho con. Nên mặc cho trẻ áo rộng rãi, thoáng mát, làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như cotton.
Trong trường hợp trẻ còn nhỏ, đang mặc bỉm, thì bạn nên tạm thời bỏ bỉm ra cho bẹn của trẻ được thoáng mát.
4. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Nếu trẻ vẫn bị sốt, nhiệt độ 38,5 độ C thì bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay để phòng tránh sốt cao co giật. Với trẻ sơ sinh thì uống acetaminophen, trẻ nhỏ thì uống (Non-Aspirin Tylenol...) hoặc ibuprofen (Motrin 'Motrin, Children Motrin...).
Hãy thận trọng khi dùng asprin cho trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù trẻ trên 3 tuổi có thể dùng aspirin nhưng trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau khi bị thủy đậu hoặc các triệu chứng giống như cúm đừng nên dùng aspirin. Điều này là do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Phải làm gì khi trẻ đang bị co giật?
Bạn nên bình tĩnh và:
- Nhẹ nhàng đặt trẻ nằm trên sàn nhà, tránh xa đồ vật
- Đừng cho bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ
- Đừng cố gắng cho trẻ uống thuốc hạ sốt
- Đừng bế trẻ vào chậu có nước ấm hoặc nước mát
- Quay mặt trẻ về phía bạn để tránh bị nghẹt thở
- Cởi bớt quần áo, bỏ mũ và khăn cho trẻ (nếu trẻ có đội mũ và quàng khăn)
- Theo dõi nhịp thở của trẻ
- Để ý xem mặt trẻ có chuyển sang màu xanh không
- Theo dõi cơn co giật kéo dài bao lâu.
Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút hoặc da trẻ chuyển sang màu xanh, hãy gọi cấp cứu ngay.
Miếng dán lạnh Sakura
Làm mát nhanh hơn, lâu hơn
Dính tốt hơn, dễ gỡ hơn
Sản phẩm này không phải là thuốc, nếu sốt kéo dài hãy đến bác sĩ.
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 5178/BYT-TB-CT
Số Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế: 22/2013/BYT-TB-CT
Xem thêm tại đây, hotline miễn phí 1800.6689 |