Thứ năm, 25/04/2024 | 14:54
RSS

Nhận diện ngay 5 nguyên nhân nguy hiểm khiến bé sốt cao không hạ

Thứ ba, 10/09/2019, 10:26 (GMT+7)

Sốt cao không hạ ngay cả khi đã dùng thuốc ở trẻ em sẽ khiến các cha mẹ hết sức lo lắng. Cách nhận biết 5 nguyên nhân khiến cơn sốt không hạ và cách xử trí kịp thời.

sốt cao không hạ

Nhận diện ngay 5 nguyên nhân nguy hiểm khiến cho bé sốt cao không hạ

Sốt cao ở trẻ

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Sốt không phải là bệnh mà được xem là triệu chứng của một loạt các bệnh khác. Sốt có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. 

Sốt thường xảy ra khi hệ miễn dịch được kích hoạt bởi pyrogens (chất gây sốt) như: virus cúm, cảm lạnh, nhiễm vi khuẩn viêm học hoặc các bệnh truyền nhiễm, viêm,… Pyrogens sẽ ảnh hưởng tới vùng dưới đồi để tăng điểm đặt nhiệt độ. Khi đó, cơ thể chúng ta sẽ có phản ứng khiến mạch máu co lại, nhiệt độ tăng lên để tiêu diệt các vi khuẩn, vi rus xâm nhập từ bên ngoài.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể rơi vào khoảng 36,5 - 37°5C. Sốt nhẹ ở trẻ em sẽ rơi vào khoảng 37°5C đến 38°5C. Sốt cao ở trẻ rơi vào khoảng trên 38°5C đến 40°C. Sốt từ 40°C trở lên được gọi là cơn sốt nguy hiểm. 

sốt cao không hạ

Nhiệt độ bình thường của cơ thể trẻ rơi vào khoảng 36,5 - 37°5C.

5 Nguyên nhân khiến bé sốt cao không hạ

Trong khi trẻ sốt ở mức độ thấp thì bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt không dùng thuốc tại nhà. Nhưng nếu bé sốt cao hoặc nhiệt độ tăng ở mức nguy hiểm thì cần dùng thuốc hạ sốt kịp thời để hạ nhiệt cho trẻ. Tuy nhiên, có 5 nguyên nhân dưới đây khiến bé sốt cao không hạ dù đã dùng các giải pháp hạ nhiệt và thuốc hạ sốt.  

1. Dùng thuốc hạ sốt không đúng cách

Trẻ em bị sốt có thể dùng thuốc hạ sốt chứa ibuprofen hoặc acetaminophen để hạ sốt. Hai loại thuốc này đều có thể kiểm soát cơn đau và hạ sốt. Có thể kết hợp liều dùng xen kẽ của cả hai loại để hạ sốt và ngăn ngừa dùng quá liều một loại. Một số loại thuốc kết hợp cả acetaminophen và ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt.

Tuy nhiên, đặc biệt đối với trẻ em cần chú ý liều dùng khi uống thuốc hạ sốt. 

Dùng Paracetamol hạ sốt an toàn khi dùng đúng liều khuyến cáo: 

  • Đối với trẻ em là  10mg -15mg cho mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể trong mỗi lần dùng, 
  • Dùng thuốc hạ sốt cách nhau mỗi lần là 6 giờ

Liều dùng an toàn khi sử dụng thuốc chứa ibuprofen để hạ sốt

  • Dùng 5mg/kg/liều nếu nhiệt độ thấp hơn 39°2C, uống cách từ 6 – 8 giờ khi cần thiết
  • Dùng 10mg/kg/liều khi nhiệt độ cao từ 39°2C, uống cách nhau từ 6 – 8 giờ

sốt cao hạ sốt

Nên đọc kỹ hướng dẫn thuốc hạ sốt trước khi sử dụng để hạ sốt cho trẻ

hi bố mẹ mua hạ sốt dạng siro, dạng cốm hay dạng viên đều nên nhìn kĩ thành phần hạ sốt trong mỗi gói, viên và hướng dẫn sử dụng thuốc. Bởi nếu pha hạ sốt ít và không đủ liều sẽ khiến cho bé sốt cao không hạ về mức nhiệt độ bình thường. 

2. Trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt

Sau khi uống thuốc hạ sốt, bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế để xem mức độ hạ nhiệt của trẻ. Nếu trong khoảng 30 phút đến 1 giờ trẻ không có dấu hiệu hạ nhiệt, có thể cơ địa của bé không đáp ứng với loại thuốc hạ sốt được kê uống.

Trường hợp này bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới phòng khám Nhi hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám và kiểm tra nguyên nhân cũng như kiểm soát cơn sốt của bé.

sốt cao không hạ

Khi trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt cần đưa tới phòng khám Nhi hoặc bệnh viện gần nhất

3. Sốt do trẻ bị say nắng

Việc đi ra ngoài nắng quá lâu hoặc tiếp xúc nhiều trong thời tiết nóng nực có thể khiến cho trẻ bị say nắng, thân nhiệt tăng cao. Khi đó, sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol hay ibuprofen đều không có tác dụng hạ nhiệt khi này. Trẻ sốt cao do say nắng nên được làm mát ngay lập tức. 

Khi người bệnh choáng váng, bất tỉnh hãy gọi cấp cứu. Trong thời gian sơ cứu nên:

  • Đắp khăn mát hoặc miếng dán hạ sốt cho trẻ
  • Đưa người bệnh tới nơi thoáng mát.
  • Bật quạt hướng vào người bệnh.

4. Sốt có nguyên nhân từ các bệnh nguy hiểm dẫn tới sốt cao không hạ 

Sốt cao không hạ cũng có thể là dấu hiệu trẻ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh truyền nhiễm, bệnh lao, bệnh tự miễn hoặc ung thư

Đặc biệt, đối với bệnh sốt xuất huyết thì dấu hiệu sốt cao liên tục không hạ từ 2 – 7 ngày là rất quan trọng để chẩn đoán và theo dõi. Khi nhiệt độ tự nhiên hạ xuống đột ngột có thể bệnh nhân trở bệnh nặng nên không được chủ quan. Do virus sốt xuất huyết vào máu kết hợp với kháng thể tạo ra chất gây sốt nội sinh. Chất này tác động lên trung tâm điều khiển nhiệt khiến người bệnh sốt cao và khó hạ.

sốt cao không hạ\

Virus sốt xuất huyết khiến cơ thể sốt cao và khó hạ

Vì thế, trong các trường hợp trẻ sốt cao không hạ liên tục hoặc sốt cao uống thuốc chỉ hạ vài tiếng lại sốt lại từ hai ngày trở lên bố mẹ cần đưa con đi khám. Khi đó, bác sĩ sẽ có các phương pháp chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp.

5. Chăm sóc trẻ khi bị sốt không đúng cách

Một nguyên nhân chủ quan khiến cho trẻ sốt dù ở mức độ nhẹ hay sốt cao không hạ đó là do bố mẹ chưa nắm bắt được một số nguyên tắc chăm sóc trẻ khi bị sốt. 

Một số thói quen chăm trẻ khiến con sốt cao không hạ:

  • Mặc cho trẻ nhiều lớp quần áo vì sợ trẻ lạnh => Khiến cho cơ thể trẻ bị tăng nhiệt, không hạ sốt được.
  • Đắp chăn cho bé.
  • Dùng bỉm cho trẻ khi bị sốt => Khiến cho vùng bẹn của trẻ không thoát nhiệt, khiến cơn sốt không hạ.
  • Đắp khăn lạnh để hạ sốt => Không hiệu quả. Đắp lạnh có thể gây run, làm tăng nhiệt cơ thể nếu sốt là do nhiễm trùng.

sốt cao không hạ

Không nên đắp chăn hoặc mặc thêm quần áo cho trẻ khi bị sốt

Giải pháp cho cha mẹ khi con bị sốt:

  • Cởi bớt quần áo cho trẻ, đưa trẻ tới nơi thoáng khí để cho cơ thể con dễ thoát nhiệt.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước hoa quả để bù nước khi con sốt cao
  • Lau người cho bé bằng nước ấm sẽ giúp hạ nhiệt hiệu quả.
Minh Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN