Thứ sáu, 22/11/2024 | 13:53
RSS

Những điều cần biết về sốt cao ở trẻ em

Thứ sáu, 19/07/2019, 13:31 (GMT+7)

Trẻ em sốt cao có thể là mối lo lắng nhất của bất kỳ bậc cha mẹ nào dù là bé lớn hay là trẻ sơ sinh.

Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân bé sốt cao và các bước ứng phó khi bé bị sốt.

Nguyên nhân khiến trẻ em sốt cao
 
Những điều cần biết về sốt cao ở trẻ em
 
Sốt cao vốn không phải là một bệnh mà thường được coi là triệu chứng một số bệnh khác. Sốt cao là khi thân nhiệt tăng thể hiện cơ thể đang chiến đấu với bệnh tật và hệ miễn dịch đang hoạt động. Nguyên nhân khiến bé sốt cao chủ yếu là do:
  • Trẻ bị cảm lạnh
  • Nhiễm virus gây sốt
  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm trùng đường hô hấp, như mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) hoặc viêm thanh quản
  • Cúm
  • Viêm phổi
  • Viêm họng do virus
  • Nhiễm khuẩn máu hoặc viêm màng não
Một số nguyên nhân khác có thể khiến trẻ sốt cao:
  • Phản ứng phụ với mũi vắc xin tiêm chủng.
  • Trẻ mặc nhiều quần áo gây nóng hoặc đi ra ngoài trời nắng trong thời gian dài dễ gây tăng thân nhiệt.
Dấu hiệu sốt cao ở trẻ em
 

Những điều cần biết về sốt cao ở trẻ em

Thường thì dấu hiệu cơ bản nhất của trẻ là trán ấm. Trẻ cũng có thể cáu kỉnh và quấy khóc hơn so với bình thường. Một số triệu chứng khác liên quan tới sốt ở trẻ như: 

  • Ngủ kém
  • Ăn uống kém
  • Không muốn chơi 
  • Ít hoạt động và uể oải
  • Có cơn co giật
Cách đo nhiệt độ cho trẻ sốt cao chuẩn nhất
 
Có thể biết nhiệt độ cơ thể trẻ bằng một vài cách khác nhau như qua: trực tràng, miệng, tai, dưới nách hoặc thái dương. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng nhiệt kế điện tử cho trẻ thay vì nhiệt kế thủy ngân bình thường. Do nhiệt kế thủy ngân rất dễ vỡ và có khả năng gây ngộ độc khi chạm vào hay gây ô nhiễm khi thải ra môi trường.
 
Đối với trẻ em nhất là trẻ sơ sinh thì đo nhiệt độ ở trực tràng được coi là đơn giản và chính xác nhất. Bởi việc giữ cho trẻ để nhiệt kế trong miệng, tai hoặc nách thường rất khó để đảm bảo thời gian nên kết quả sẽ không chính xác.
 
Để lấy nhiệt độ ở trực tràng, hãy đảm bảo nhiệt kế sạch sẽ. Rửa nhiệt kế bằng xà phòng và nước hoặc lau sạch với cồn. Đặt trẻ nằm úp hoặc ngửa, nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào lỗ trực tràng. Giữ nhiệt kế tại chỗ trong khoảng 2 phút tới khi nghe tiếng “bíp” rồi tháo ra và đọc nhiệt độ.
 
Trẻ em sốt cao khi nhiệt độ là bao nhiêu?
 
Nhiệt độ bình thường của trẻ từ 36 – 37°5. Hầu hết các bác sĩ coi nhiệt độ trực trang của trẻ từ 37°6 là sốt.

Những điều cần biết về sốt cao ở trẻ em

Trẻ em sốt cao đi bệnh viện trong trường hợp nào?
Bạn hãy đưa trẻ đi khám ngay nếu:
  • Trẻ dưới 3 tháng và bị sốt. Do trẻ sơ sinh bị sốt là một trường hợp khẩn cấp và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Trẻ có vẻ mệt, nằm li bì và không phản ứng lại người lớn.
  • Có vấn đề về hô hấp hoặc ăn uống
  • Trẻ cáu kỉnh, quấy khóc.
  • Bị phát ban
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước: tã ướt, khô miệng, không có nước mắt khi khóc hoặc có vết trũng mềm trền đầu.
  • Trẻ có cơn co giật
Các bác sĩ khó có thể xác định được chính xác trẻ bị sốt cao là do virus đơn giản (như cảm lạnh) hay do gặp phải các nguyên nhân nghiêm trọng hơn (như viêm phổi, viêm màng não).
 
Đó là lý do tại sao trẻ bị sốt thường được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm đặc biệt (xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, hoặc chụp X-quang ngực và tủy sống) để xác định chính xác nguyên nhân gây sốt ở trẻ em và tìm kiếm các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn ở trẻ.
 
Những điều cần làm khi trẻ em sốt cao
 
Nếu trẻ dưới 1 tháng tuổi và bị sốt hãy đưa trẻ tới bác sĩ để khám bệnh ngay lập tức. Đối với trẻ lớn hơn, hãy thử các lời khuyên sau:
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm nhưng cần kiếm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm.
  • Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.
  • Cho bé uống đủ nước để tránh hiện tượng mất nước nguy hiểm. Trẻ có thể bú sữa mẹ, sữa công thức, nước điện giải hoặc nước tùy vào độ tuổi của trẻ. Hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn. Trẻ bị mất nước có biểu hiện là đi tiểu ít hơn bình thường nên ít tã ướt hơn, không có nước mắt khi khóc hoặc khô miệng.
  • Nếu trẻ em trên 6 tháng tuổi bị sốt mà không có triệu chứng nào đi kèm nghiêm trọng bạn có thể cho trẻ uống Tylenol hoặc Ibuprofen hạ sốt. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin khi bị sốt vì có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống Advil, Motrin hoặc các loại thuốc chứa ibuprofen. Hãy chắc chắn hỏi bác sĩ về liều lượng và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi dùng.
Nếu bạn vẫn lo lắng về tình trạng của trẻ có thể đưa bé tới các phòng khám Nhi hoặc bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
 
Miếng dán hạ sốt Sakura – Giải pháp kịp thời khi bé sốt cao an toàn mà hiệu quả
 
Khi trẻ bị sốt mà cha mẹ chưa biết có thể dùng được loại thuốc hạ sốt nào hay không? Hãy luôn giữ trong nhà miếng dán hạ sốt Sakura. Khi đo nhiệt độ bé cao trên 37°6, bố mẹ có thể dán ngay cho bé miếng dán hạ sốt lên trán.
 
Tuy nhiên, nếu bé tăng nhiệt cao trên 38°5 thì ngoài dùng miếng dán hạ sốt, bố mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ hoặc dùng thuốc hạ sốt để có thể kiểm soát tốt cơn sốt của trẻ.
 

Những điều cần biết về sốt cao ở trẻ em

 
Với thành phần hydrogel giúp thoát nhiệt ra ngoài, Sakura giúp hạ sốt cho trẻ an toàn, không dùng đến thuốc mà có tác dụng lên tới 10 giờ.
Minh Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN