Que thử thai 2 vạch liệu đã chắc chắn bạn đã mang thai
Vì sao que thử thai lên 2 vạch?
Que thử thai được phân nhóm là thiết bị y tế nhằm nhận biết lượng hormone thời kỳ mang thai hCG (Human Chorionic Gonadotropin) có trong nước tiểu. hCG còn được gọi là hormone thai nghén vì nó chỉ được sinh ra khi nhau thai đã bắt đầu hình thành và phát triển. Thông thường, mức hCG sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 72 giờ.
Nguyên nhân dẫn đến que thử thai 2 vạch đó là do nó được phủ một lớp kháng thể nhất định có phản ứng màu với hormone hCG. Trên thân que có sẵn 1 vạch gọi là vạch làm chuẩn. Vạch làm chuẩn này luôn hiện lên khi bạn thử thai để xác định hiệu lực que thử.
Nếu sau khi thử thai, trên thân que hiện lên 2 vạch dù đậm hay mờ đều cho kết quả dương tính, nghĩa là bạn đã có thai. Nếu que thử thai chỉ hiện 1 vạch chuẩn, kết quả là âm tính, nghĩa là hoặc bạn vẫn chưa mang thai hoặc có thể do nồng độ hormone hCG trong nước tiểu quá thấp do các nguyên nhân nào đó.
Thông thường, sau khoảng 7 – 11 ngày từ khi thụ thai thì nồng độ hCG có thể được phát hiện bằng que thử thai, sau khoảng 11 ngày thì có thể xét nghiệm máu để phát hiện và sau 12 – 14 ngày thì xét nghiệm bằng nước tiểu có thể cho kết quả. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp dẫn đến tình trạng que thử lên 2 vạch nhưng không có thai.
Cách sử dụng và đọc kết quả que thử thai
Que thử thai 2 vạch đi xét nghiệm máu có phát hiện thai không?
Sau khi que thử lên 2 vạch, việc thử máu cũng thường được các phòng khám, bệnh viện thực hiện để xác định nồng độ hCG có trong cơ thể. Như đã nói, hCG là hormone chỉ được cơ thể tiết ra từ nhau thai nên việc thử hCG cũng có giá trị trong việc xác định tình trạng mang thai.
Việc thử máu có thể giúp phát hiện người phụ nữ có mang thai hay không ngay cả khi họ chưa có biểu hiện như chậm kinh. Xét nghiệm máu có thể đo được lượng tăng khối lượng rất nhỏ của hormone hCG trong vòng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai nên đây là xét nghiệm có khả năng dự đoán mang thai rất sớm, ngay từ những tuần đầu tiên.
Ý nghĩa chỉ số nồng độ hormone cho biết bạn đã thực sự có thai như sau:
- 3 tuần: 5 – 50 mIU/ml
- 4 tuần: 5 – 426 mIU/ml
- 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/ml
- 7 đến 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/ml
- 9 đến 12 tuần: 25.700 – 288.000 mIU/ml
- 13 đến 16 tuần: 13.300 – 254.000 mIU/ml
- 17 đến 24 tuần: 4.060 – 165.400 mIU/ml
- Từ tuần 25 đến lúc sinh: 3.640 – 117.000 mIU/ml
- Sau sinh 4 đến 6 tuần: Dưới 5 mIU/ml
Thông thường, lượng hCG ở tuần thứ 15 - 16 của thai kỳ sẽ đạt mức cao nhất, sau đó giảm dần và biến mất trong vài tuần sau sinh. Không chỉ có ý nghĩa xác định tuổi thai, nồng độ hCG trong máu còn là căn cứ để giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bào thai trong toàn bộ thai kỳ:
- Nếu nồng độ hCG thấp, không tương ứng với số tuổi thai thì có nghĩa thai chậm phát triển hoặc chết lưu hoặc mang thai ngoài tử cung.
- Nếu nồng độ hCG cao bất thường, thì có thể do tính tuổi thai non tháng, mang đa thai, mang thai trứng hoặc bệnh lý tế bào nuôi,...
Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên sau khi thụ thai, nồng độ hCG có thể chưa đủ để xác định việc có thai, hoặc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào đó dẫn đến sự sai lệch. Do vậy, thử máu cũng không phải là biện pháp chắc chắn để xác định có thai hay không.
Thử máu cho biết nồng độ hCG trong cơ thể
Que thử 2 vạch chắc chắn có thai khi siêu âm thấy túi thai
“Trăm nghe không bằng một thấy”, việc xác định có thai chỉ chắc chắn khi bạn thực sự nhìn thấy túi thai trong tử cung. Khi siêu âm, hình ảnh hiện lên trên màn hình sẽ cho thấy tình trạng trong tử cung đã có xuất hiện túi thai hay chưa. Có rất nhiều trường hợp kể cả khi thử máu cũng như que thử 2 vạch đã lên rõ ràng nhưng siêu âm không hề thấy túi thai do:
- Tính sai tuổi thai: Quá trình để thai bám vào tử cung mất tầm 9 ngày, thậm chí nhiều hơn nên rất khó để xác định chính xác ngày rụng trứng. Do đó bác sĩ thường lấy ngày cuối kỳ kinh để tính tuổi thai. Thế nên không tránh khỏi việc tuổi thai bị lệch nên nếu bạn đi siêu âm trước khi thai nhi ở tuần thứ 5 thì sẽ không nhìn thấy hình ảnh cụ thể.
- Mang thai ngoài tử cung: Đây là chửa ngoài dạ con; là khi trứng thụ tinh, làm tổ ở vị trí khác ngoài nội mạc tử cung. Khi bị mang thai ngoài tử cung, dấu hiệu nhận biết là đau bụng dưới âm ỉ, dịch âm đạo có màu đen. Khi có biểu hiện này, bạn phải đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Đó cũng là nguyên nhân khiến bạn siêu âm không thấy túi thai.
- Bị sảy thai: Khi bạn thấy ra máu, bụng đau cứng thì rất có thể đã bị sảy thai trước đó.
- Que thử thai thiếu chính xác: Việc sử dụng que thử thai chủ yếu là thông qua việc tìm hormone hCG, do đó nếu que hết hạn hoặc nước tiểu không tinh khiết, hoặc bạn đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc an thần, u bướu thì cũng có thể khiến que thử thai hiện 2 vạch.
- Mang thai trứng: Trường hợp này rất nguy hiểm, dễ gây ra băng huyết, chảy máu ổ bụng.
Hình ảnh túi thai trong và ngoài tử cung
Như vậy, để chắc chắn về tình trạng có thai, quan trọng nhất là siêu âm nhìn thấy túi thai. Việc sử dụng que thử cần lựa chọn các que thử có nguồn gốc sản xuất uy tín, đảm bảo để tránh tình trạng sai lệch trong kết quả dẫn tới tốn kém chi phí và gây hoang mang lo lắng.
Khi thử thai, nên thử từ 2-3 que vào 2-3 ngày liên tiếp và thử vào buổi sáng để tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu kết quả. Sau khi que thử thai lên 2 vạch, hãy chuẩn bị tinh thần để thăm khám tại bệnh viện cũng như cơ sở y khoa uy tín để được chẩn đoán đúng nhất.
QUE THỬ THAI CHIP-CHIPS
DỤNG CỤ PHÁT HIỆN THAI SỚM
Giúp phát hiện thai sớm sau giao hợp 7 đến 10 ngày
(Sản phẩm được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Số Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế: 22/2013/BYT-TB-CT
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|