Thứ sáu, 29/03/2024 | 13:45
RSS

Phương pháp giúp tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả cao

Thứ tư, 01/06/2022, 13:23 (GMT+7)

Trẻ em chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện như người lớn nên có nguy cơ cao bị ốm vặt do nhiều loại vi khuẩn và vi rút tấn công. Tìm hiểu các phương phá giúp tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả.

Tăng sức đề kháng cho bé

Tăng sức đề kháng cho bé là điều nhiều bố mẹ hướng tới

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng hay hệ miễn dịch của con người là một hệ thống vô cùng phức tạp của các protein và các tế bào có khả năng bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại nhiễm trùng.

Khi bị các vật thể lạ như vi rút hoặc vi khuẩn tấn công cơ thể chúng ta, các tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ nhận ra chúng là kẻ xam nhập và tạo ra phản ứng để chống lại nhiễm trùng, tạo ra kháng thể.  Các kháng thể cơ bản là các protein chống nhiễm trùng để ngăn chúng ta bị bệnh.

Nhiệm vụ của hệ miễn dịch hay sức đề kháng chính là bảo vệ con người bằng cách phát hiện các tác nhân lạ xâm nhập và có phản ứng phù hợp.

Sức đề kháng của trẻ nhỏ khi nào phát triển?

tăng sức đề kháng cho bé

Sức đề kháng của trẻ sẽ được hình thành trong quá trình phát triển

Trong ba tháng cuối thai kỳ, người mẹ sẽ truyền các kháng thể cần thiết cho thai nhi thông qua nhau thai. Sức đề kháng sinh ra từ quá trình này giúp bảo vệ bé có thể an toàn trải qua quá trình sinh nở. Mức độ miễn dịch của người mẹ sẽ quyết định được số lượng và loại kháng thể sẽ được truyền cho con.

Sau khi sinh, trẻ nhỏ sinh thường sẽ được hưởng lợi từ các vi khuẩn có trong âm đạo của người mẹ. Do đó, đường ruột của trẻ chứa lượng lớn vi khuẩn và giúp tăng sức đề kháng cho trẻ hơn. Nuôi con bằng sữa mẹ được coi là phương pháp giúp phát triển hệ miễn dịch trong những tháng đầu đời của trẻ.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ ngay sau sinh sẽ được truyền nhiều kháng thể nhất. Bởi sữa non, loại sữa được sản sinh ngay sau khi sinh có chứa rất nhiều các kháng thể mạnh mẽ giúp bé chống lại nhiễm trùng.

Kháng thể của mẹ giúp trẻ có khả năng chống chịu bệnh trong bao lâu?

tăng sức đề kháng cho bé

Trẻ rất dễ bị ốm do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Trẻ nhỏ hình thành khả năng miễn dịch thụ động khi mẹ truyền kháng thể qua nhau thai. Nếu như người mẹ trước đó đã bị thủy đậu thì trẻ nhỏ sẽ có được một số kháng thể cần thiết để chống lại thủy đậu. Tuy nhiên, nếu người mẹ chưa từng nhiễm bệnh thủy đậu hay chưa tiêm chủng ngừa thì trẻ sẽ không có sức đề kháng để tránh được bệnh đó.

Khả năng miễn dịch ở trẻ sơ sinh là tạm thời và sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn vài tuần hoặc vài tháng. Do đó, quan trọng nhất là cho trẻ được tiêm chủng đúng thời gian khi con được đủ hai tháng tuổi. Tiêm phòng Hib và ho gà nên được tiêm sớm nhất theo lịch bởi khả năng miễn dịch đối với các bệnh này sẽ giảm nhanh nhất.

Phương pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ em

Các bố mẹ đều vô cùng lo lắng mỗi khi con bị ốm dù đây là cách bé có thể tăng cường các kháng thể mới để chống chịu bệnh trong tương lai. Vì thế, có thể áp dụng một số cách dưới đây để tăng sức đề kháng cho bé:

1. Cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ được xem là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với đầy đủ các thành phần chất béo, protein, đường, men vi sinh và kháng thể. Đây là những chất cần thiết để củng cố hệ miễn dịch cho bé. Tất cả các kháng thể của người mẹ giúp chống lại nhiễm trùng đều truyền sang con thông qua sữa mẹ.

Tuy nhiên, một số bệnh có khả năng đe dọa tính mạng như bại liệt hoặc sởi thì dù trẻ được nuôi bằng sữa mẹ cũng vẫn có thể bị nhiễm phải nếu chưa tiêm chủng ngừa.

Ngoài ra, đối với một số mẹ gặp phải một số vấn đề khi cho con bú như tắc sữa, ốm, đang sử dụng thuốc điều trị,… thì việc cho trẻ uống sữa ngoài là việc tất yếu.

2. Bổ sung thêm men vi sinh cho bé

tăng sức đề kháng cho bé

Bố mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho bé

Vi khuẩn đường ruột có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức đề kháng và hệ miễn dịch và có thể bị ảnh hưởng nếu như trẻ đang dùng kháng sinh. Vì thế mà men vi sinh được các bác sĩ ưu tiên khuyến nghị mẹ sử dụng cho bé sau một đợt điều trị kháng sinh.

Tuy nhiên, trước khi mẹ bổ sung men vi sinh cho trẻ nhỏ nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách sử dụng cũng như thời gian sử dụng phù hợp.

3. Tiêm phòng đúng lịch

Một trong những cách có hiệu quả và an toàn để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi mắc bệnh nguy hiểm là tiêm phòng cho trẻ. Tiêm phòng giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch theo cách tương tự như khi cơ thể bị xâm nhập bởi vi khuẩn hoặc vi rút. Nói một cách đơn giản thì hệ miễn dịch của trẻ sẽ xác định được mầm bệnh khi chúng tiếp xúc trong tương lai. Sau đó, sức đề kháng sẽ đưa ra một phản ứng giúp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm phát triển và chống lại bệnh.

4. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý

tăng sức đề kháng cho bé

Nên cho trẻ chế độ ăn giàu vitamin C và chất oxy hóa

Chế độ ăn uống lành mạnh chính là chìa khóa giúp tăng cường sức đề kháng cho bé. Bằng việc bổ sung thêm cả trái cây và rau xanh vào thực đơn trẻ nhỏ sẽ được cung cấp toàn diện các chất dinh dưỡng để có được hệ miễn dịch mạnh mẽ.

Vitamin C và các chất chống oxy hóa rất cần thiết để chống chịu lại bệnh tật. Bố mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm có thể cung cấp các chất này như: dây tây, bưởi, ổi, súp lơ xanh, cà chua, khoai tây,…

5. Cho trẻ tham gia hoạt động thể chất

tăng sức đề kháng cho bé

Trẻ vận động thường xuyên sẽ có sức khỏe tốt hơn

Sức đề kháng của trẻ sẽ được tăng cường thông qua việc tham gia các bài tập vận động thường xuyên. Với trẻ mới biết đi, bé có thể tập các động tác thể dục, học bơi lội hoặc cho trẻ không gian rộng để có thể chạy nhảy thoải mái. Những trẻ được hoạt động thường xuyên sẽ được trang bị nhiều kháng thể có thể chống chịu lại khi nhiễm vi khuẩn, vi rút và không bị ốm vặt như các bé khác.

6. Đảm bảo con ngủ đủ giấc

Nhiều quan sát cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không ngủ đủ giấc sẽ dễ càu kính hơn và cũng dễ có khả năng nhiễm bệnh hơn. Trẻ nhỏ nên đảm bảo có giấc ngủ ngắn giữa ngày và có giấc ngủ dài và sâu vào ban đêm.

Thiếu ngủ thường là nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm trùng và mắc bệnh. Giấc ngủ rất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp bé lấy lại nguồn năng lượng hao hụt trong ngày và tăng cường trí não của trẻ. Bố mẹ nên đảm bảo thời giản ngủ của trẻ với từng lứa tuổi: Với trẻ sơ sinh thì từ 16 – 18 giờ, trẻ từ 1 tuổi trở lên nên ngủ từ 13 – 15 giờ.

7. Tạo cho trẻ môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh

tăng sức đề kháng cho bé

Nên giữ cho bé môi trường xung quanh sạch sẽ và hợp vệ sinh

Bố mẹ nên chịu khó cho trẻ sống trong môi trường sống sạch sẽ và hợp vệ sinh. Đây là cách giúp cho hệ miễn dịch của trẻ không bị tấn công. Hãy đảm bảo môi trường sống trong nhà luôn sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay và chân cho trẻ và đảm bảo những người tiếp xúc với bé cũng vậy. Do trẻ nhỏ thường có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng nên sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

8. Đảm bảo xung quanh trẻ không có khói thuốc

Khói thuốc lá được xem là hiểm họa đối với tất cả mọi người, tuy nhiên trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc sẽ có nguy cơ gây hại lớn hơn do bị tấn công vào hệ hô hấp. Các chất độc trong khói thuốc lá làm tổn hại tới hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Trẻ sẽ có nguy cơ bị khó thở, hen suyễn, viêm phế quản và nhiễm trùng tai nếu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.

Bổ sung sản phẩm Đông y tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Bên cạnh áp dụng các phương pháp trong nuôi dạy của bé thì bố mẹ có thể tham khảo bổ sung các sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho bé. Xu hướng mới hiện nay chính là dùng các sản phẩm từ thảo dược Đông y.

Kế thừa bài Đông y, sản phẩm Tăng Đề Kháng giúp hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ hiệu quả. Sản phẩm dưới dạng viên nên khi dùng cho trẻ nhỏ bố mẹ lưu ý nên nghiền nhỏ và pha với nước cho bé uống.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TĂNG ĐỀ KHÁNG NHẤT NHẤT

tăng sức đề kháng cho bé- Hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết

- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

- Hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại