Thứ sáu, 22/11/2024 | 12:36
RSS

Phát tán clip nóng lên mạng có dấu hiệu truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Thứ hai, 22/07/2019, 21:26 (GMT+7)

Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn “clip nóng” ghi lại cảnh một cặp đôi “mây mưa” ở khu vực cầu thang. Sau khi được đăng tải, hàng loạt đường link lưu lại clip "nóng" cùng những hình ảnh của cô gái được chia sẻ chóng mặt trên MXH.

Hành vi phát tán clip nóng lên mạng xã hội có dấu hiệu của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụySau khi bị phát tán "clip nóng", nhân vật chính trong đoạn video clip đã trình báo cơ quan chức năng

Trước áp lực từ phía cộng đồng mạng, sau nhiều ngày im lặng, vào ngày 21/7, cô gái này cùng chồng sắp cưới đã livestream lên tiếng trần tình vụ việc, cho biết đoạn clip là do bản thân tự quay làm kỉ niệm nhưng không may lộ ra rồi bị kẻ xấu lợi dụng và phát tán.

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 22/7, một cán bộ phòng CSHS, Công an TP. Hà Nội cho biết đơn vị đã nhận được trình báo của chị L.P.V. (tạm trú quận Đống Đa, Hà Nội) về việc chị V. cùng bạn trai bị đối tượng xấu phát tán clip ghi lại cảnh nóng trên mạng internet.

Cũng liên quan đến vụ việc trên, ngày 22/7, trao đổi với PV, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã có những chia sẻ dưới góc nhìn pháp lý.

Luật sư Cường nhấn mạnh: “Hành vi phát tán “clip nóng” lên mạng xã hội có dấu hiệu của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Bởi vậy người nào phát tán clip đến mức nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự về tội chuyện bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Theo sư Cường cũng cho biết, để buộc tội được người vi phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xác định rõ văn hóa phẩm đồi trụy ở đây là gì? Ai là người có hành vi truyền bá? Hậu quả xấu cho xã hội như thế nào và đạt đến mức xử lý hình sự hay chưa?

“Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể thế nào là văn hóa phẩm đồi trụy. Theo cách liệt kê của các văn bản pháp luật thì văn hóa phẩm đổi trụy chỉ bao gồm: Tranh ảnh, báo, tạp chí, băng, đĩa, truyện... có nội dung đồi trụy”, Luật sư Cường phân tích.

Văn hóa phẩm đồi truỵ là những vật phẩm có thể tác động tiêu cực đến đạo đức, ý thức, lối sống của người khác, làm suy đồi, băng hoại đạo đức, làm người bị tác động trở nên lệch lạc về nhận thức, lối sống và có thể nảy sinh, thực hiện những hành vi lệch chuẩn với xã hội, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và chuẩn mực pháp luật, từ đó có thể thực hiện hành vi xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác, dễ trở thành tội phạm tấn công tình dục người khác...

Luật sư Cường nhấn mạnh: “Nếu văn hóa phẩm đồi trụy mà không được sự quản lý của nhà nước, truyền bá, phát tán rộng rãi, không kiểm soát được thì sẽ ảnh hưởng rất xấu tới xã hội, có thể gây nguy hiểm cho xã hội.

Bởi vậy từ năm 1976, nhà nước Việt Nam đã xác định hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí hành vi này của còn thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia”.

Thông tư số 03/BTP-TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Điều 9 Sắc luật 03/SL-76, hành vi "Cố ý truyền bá, lưu hành các tác phẩm văn hóa đồi trụy, không vì mục đích phản cách mạng" mới bị coi là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 của Sắc luật.

Như vậy, trước khi Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1985 được ban hành, hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định trong các văn bản pháp lý hình sự nước ta. Tuy nhiên, những quy định này còn khá sơ lược, tản mạn. Cùng với sự ra đời của BLHS năm 1985, tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại Điều 99 thuộc mục B, Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Hành vi phát tán clip nóng lên mạng xã hội có dấu hiệu của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụyLuật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp phân tích về vụ việc

Hiện nay tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định tại điều 326 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cứu thể như sau: Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB); b) Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị; c) Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh; d) Phổ biến cho 10 người đến 20 người; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB); c) Sách in, báo in có số lượng từ 51 đơn vị đến 100 đơn vị; d) Ảnh bản giấy có số lượng từ 201 ảnh đến 500 ảnh; đ) Phổ biến cho 21 người đến 100 người; e) Đối với người dưới 18 tuổi; g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên; b) Sách in, báo in có số lượng 101 đơn vị trở lên; c) Ảnh bản giấy có số lượng 501 ảnh trở lên; d) Phổ biến cho 101 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, để xử lý về hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì cơ quan điều tra cần phải xác định văn hóa phẩm đó là gì? Có tính chất đồi trụy hay không? Khi đã xác định đó là văn hóa phẩm đồi trụy thì sẽ xem xét đến tất cả các đối tượng như: người làm ra, người sao chép, người lưu hành, người vận chuyển, người mua bán, người tàn trữ...

Nếu tất cả những hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ... để “nhằm mục đích là truyền bá” văn hóa phẩm đồi truỵ đó ra bên ngoài, cho người khác xem, biết thì đây là hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Nếu hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ... nhưng không nhằm mục đích là để phổ biến cho người khác thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật

Trong vụ việc nêu trên, nội dung clip sex rõ ràng là đồi trụy, nội dung này còn thể hiện họ tên, nghề nghiệp của người nữ trong clip. Bởi vậy, nếu người phụ nữ này có đơn tố cáo đến cơ quan điều tra thì CQĐT cần làm rõ ai là người đã ghi hình clip đó và ghi hình với mục đích gì? Có phải mục đích để truyền bá cho người khác biết hay không?

Điều quan trọng nữa là cần làm rõ ai là người đăng tải cái clip đó lên mạng xã hội? Đăng tải nhằm mục đích gì? Đã có bao nhiêu người tiếp cận clip này? Dung lượng clip là bao nhiêu? Hậu quả như thế nào đối với nạn nhân...?

Bởi theo quy định tại điều 326 Bộ luật hình sự năm 2015 thì nếu dung lượng clip từ 1GB trở lên hoặc phổ biến cho 10 người trở lên hoặc người vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính hoặc đã từng bị kết án mà chưa được xóa án tích... thì hành vi này có dấu hiệu tội phạm, có thể căn cứ vào quy định tại khoản 1, điều 326 bộ luật hình sự để xử lý hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đối với người đã đăng tải clip này. Đối với người ghi hình, nếu nhằm mục đích để truyền bá thì người này cũng sẽ bị xử lý hình sự về cùng một tội danh này.

Trong trường hợp không đủ căn cứ để xử lý về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì vẫn có thể xử lý người đã tung clip này lên mạng xã hội về tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 155 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Như vậy, khi có đơn tố cáo của nạn nhân thì cơ quan điều tra cần làm rõ đối tượng nào đã tung clip và mục đích chung clip này lên mạng xã hội để làm gì, có chủ ý hay không. Nếu vì thu tức thì hoàn toàn có thể sử lý người tung clip này về hành vi tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 155 bộ luật hình sự.

Trong trường hợp không đủ căn cứ xử lý về tội làm nhục người khác, thì vẫn có thể xem xét xử lý về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nếu có chứng cứ chứng minh nội dung clip từ 1GB trở lên hoặc đã có từ 10 người tiếp cận trở lên theo quy định tại khoản 1, Điều 326 Bộ luật hình sự.

T.K
Theo Đời sống Plus/GĐVN