Thứ sáu, 29/03/2024 | 15:28
RSS

Phát hiện 700 con sán dây trên khắp cơ thể, 'làm tổ' trong não người đàn ông sau ăn lẩu

Thứ sáu, 22/11/2019, 08:56 (GMT+7)

Mặc dù gặp phải triệu chứng đau đầu sau khi ăn lẩu nhưng đến 1 tháng sau người đàn ông mới chịu tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe và phát hiện 700 con sán dây trên khắp cơ thể.

Một người đàn ông họ Châu, 43 tuổi, sống tại Hàng Châu ở miền đông Trung Quốc đã gặp khó khăn vô cùng khi mà các triệu chứng kéo dài hơn một tháng. Cuối cùng khi không chịu nổi nữa, anh quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y khoa Liên kết đầu tiên, Đại học Chiết Giang.

Bác sĩ Vương Giang Vinh tại khoa Truyền nhiễm là người đã thực hiện kiểm tra cho ông Châu và chẩn đoán ông mắc bệnh taenaisis (bệnh sán dây). Bác sĩ Wang cũng phát hiện thấy hơn 700 con sán dây trên khắp cơ thể bệnh nhân.

Phát hiện 700 con sán dây trên khắp cơ thể, 'làm tổ' trong não người đàn ông
Triệu chứng của người mắc bệnh sán dây. Ảnh minh họa

Sán dây (được gọi là taenia solium) là bệnh mắc phải chủ yếu qua việc ăn phải trứng sán dây trong thịt lợn chưa nấu chín hoặc bị thịt lợn nhiễm bệnh.

Chia sẻ trên trang Pear, bác sĩ Vương nói rằng: "Có nhiều sự tổn thương trong não của bệnh nhân. Sán dây cũng có ở trong phổi và lấp đầy các cơ bên trong khoang ngực của ông ấy và gây tổn hại đến các cơ quan".

Theo Tổ chức Y tế thế giới khi trứng sán dây xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, chúng có thể gây ra các triệu chứng thần kinh cho bệnh nhân, bao gồm cả động kinh. May mắn là bệnh sán dây có thể được điều trị bằng thuốc nhưng liều lượng và thời gian điều trị có thể thay đổi do mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Khi được hỏi về thói quen sinh hoạt, ăn uống, ông Châu nói rằng ông đã ăn lẩu khoảng một tháng trước và rất có thể món thịt trong bữa lẩu đó đã không được nấu chín.

Người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,…, trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô. 

Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn. 

Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết; nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Phòng bệnh sán dây thế nào?

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
 
- Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). 

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông. 

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi. 

- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo). 

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN