Thứ năm, 10/10/2024 | 17:24
RSS

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại: Loại nào nặng hơn, nguy hiểm hơn?

Thứ ba, 26/12/2023, 06:35 (GMT+7)

Dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì đều gây ra không ít khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, mỗi loại trĩ sẽ có những đặc điểm riêng, gây ra những ảnh hưởng khác biệt cho sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người bệnh mà bạn nên phân biệt rõ!

I - 4 tiêu chí phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại chính xác nhất

Nếu như trĩ nội là những búi trĩ nằm sâu phía trong hậu môn và chỉ chồi ra ngoài khi bệnh trở nặng, thì trĩ ngoại là những búi trĩ nằm phía ngoài rìa của hậu môn và có thể gia tăng kích thước theo thời gian. Hai loại trĩ này thường phân biệt qua 4 cách sau:

1. Phân biệt theo cấp độ

Trĩ nội trĩ ngoài đều có những cấp độ khác nhau, để ám chỉ mức độ phát triển của búi trĩ, cũng như sự ảnh hưởng của nó với sức khỏe theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

1.1 Cấp độ của trĩ nội

Bệnh trĩ nội sẽ được chia thành 4 cấp độ chính, mỗi cấp độ của bệnh trĩ sẽ mang đặc điểm gồm:

  • Cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu nên khó nhận ra, thường chỉ được quan sát qua nội soi để thấy những nốt sần mềm, đỏ bám tại khu vực niêm mạc trực tràng. Dù không nhìn rõ, nhưng bệnh trĩ nội cấp 1 vẫn gây ngứa, đau khi đi đại tiện.
  • Cấp độ 2: Ở giai đoạn này thì búi trĩ có thể to lên, lồi ra phía ngoài nhưng vẫn có khả năng co lại bên trong. Khi tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ thấy các búi trĩ mang màu đỏ tím và có khả năng chảy dịch.
  • Cấp độ 3: Do kích thước búi trĩ đã lớn dần nên niêm mạc hậu môn cũng bị dày lên. Thêm vào đó, chỉ cần bạn vận động nhẹ thì búi trĩ cũng sẽ lòi ra ngoài mà không thể tự thụt lại mà cần dùng tay nhét búi trĩ vào trong. Trĩ nội độ 3 cũng kèm theo sự đau ngứa, khó chịu.
  • Cấp độ 4: Đó là khi búi trĩ đã sưng phồng và lòi ra bên ngoài. Đồng thời do lúc này đường lưu thông máu bị cản trở, nên người bệnh gần như không bị chảy máu hậu môn nữa. Song, vùng có búi trĩ thường sẽ tiết ra nhiều dịch, gây viêm loét, thậm chí là hoại tử búi trĩ.

Cách phân biệt trĩ nội trĩ ngoại qua cấp độ bệnh

1.2 Cấp độ của trĩ ngoại

Thông thường, bệnh trĩ ngoại thường không được phân chia theo những cấp độ như trĩ nội. Thay vào đó, bệnh trĩ ngoại được phân cấp theo những thời kỳ phát triển như sau:

  • Thời kỳ thứ nhất: Những triệu chứng của bệnh trĩ chưa thực sự nổi bật và người bệnh thường chỉ thấy hơi cộm ở hậu môn, kèm theo cảm giác ngứa rát.
  • Thời kỳ thứ hai: Những búi tĩnh mạch với cấu tạo dị thường xuất hiện, lòi ra ngoài hậu môn. Điều này làm người bệnh đi vệ sinh khó khăn hơn, thậm chí là rất dễ bị viêm nhiễm hậu môn nếu vệ sinh sai cách.
  • Thời kỳ thứ ba: Búi trĩ phát triển lớn hơn, khiến việc đi ngoài càng thêm gian nan, dễ chảy máu mỗi khi đi cầu do búi trĩ bịt tắc đường ra của phân. Kèm theo đó là những cơn đau dữ dội tại hậu môn, thậm chí người bệnh còn rất dễ bị nứt kẽ hậu môn ở thời kỳ này.
  • Thời kỳ thứ tư: Búi trĩ sưng to, gây đau đớn vô cùng, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, ảnh hưởng trầm trọng tới các hoạt động thường nhật của người bệnh.

Chi tiết: Các giai đoạn của bệnh trĩ và cách chữa tương ứng

2. Phân biệt theo biểu hiện, triệu chứng

Để dự đoán bản thân đang bị trĩ nội hay trĩ ngoại, bạn có thể xác định dựa trên chính những phản ứng của cơ thể, với các biểu hiện cụ thể của từng loại bệnh trĩ như:

  • Biểu hiện của trĩ nội: Bệnh gây cảm giác không thoải mái tại hậu môn và thường gây chảy máu sau khi đi cầu (máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh), nhưng thường không gây đau hoặc là ít đau hơn so với các ca trĩ ngoại.
  • Biểu hiện của trĩ ngoại: Người bị bệnh trĩ ngoại thường dễ đau nhức hậu môn khi tiếp xúc với nước, hay các dung dịch chất bôi trơn. Chưa kể, vùng hậu môn cũng hay bị đau, ngứa từ nhẹ tới nghiêm trọng và có thể gây chảy máu khi đi ngoài.

Tìm hiểu chi tiết hơn: Những dấu hiệu của bệnh trĩ

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại bằng triệu chứng

3. Phân biệt theo vị trí xuất hiện

Vị trí mà búi trĩ xuất hiện cũng sẽ quyết định tới loại bệnh mà bạn đang mắc phải. Cách phân biệt trĩ nội trĩ ngoại theo vị trí chính là:

  • Vị trí xuất hiện của trĩ nội: Chúng thường nằm sâu trong ống hậu môn và không thể nhìn thấy được từ phía bên ngoài. Nếu như búi trĩ phình to và tạo ra các cục bướu trong hậu môn thì người bệnh có thể cảm nhận bằng cách chạm vào.
  • Vị trí xuất hiện của trĩ ngoại: Búi trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn, do tĩnh mạch bị phình to tại vùng xung quanh hậu môn. Chúng thường có màu đỏ hoặc tím, có dạng cục bướu hoặc là quầng sưng tại phía ngoài hậu môn nên dễ dàng chạm hoặc nhìn thấy.

Cách phân biệt trĩ nội trĩ ngoại qua vị trí xuất hiện

4. Phân biệt theo đặc điểm búi trĩ

Sự hình thành của búi trĩ nội và búi trĩ ngoại cũng có nhiều điểm khác biệt. Đó là lý do bạn có thể phân biệt trĩ nội trĩ ngoại qua các đặc điểm sau:

  • Đặc điểm búi trĩ nội: Búi trĩ hình thành có dạng cục bướu mềm, mang màu hồng hoặc đỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường và chủ yếu được xác định qua phương pháp nội soi hoặc qua kiểm tra của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đặc điểm búi trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại là những cục bướu cứng, có màu xanh, tím hoặc là màu da, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, hoặc bạn cũng có thể sờ chạm vào chúng.

II - Trĩ nội và trĩ ngoại: loại nào nguy hiểm hơn?

Nếu so sánh dựa trên mức độ ảnh hưởng của bệnh, thì bệnh trĩ ngoại thường sẽ nghiêm trọng hơn so với trĩ nội. Bởi bệnh trĩ ngoại rất dễ gây chảy máu, nhiễm trùng. Đồng thời biến chứng của bệnh này cũng nặng và gây đau đớn hơn cho người bệnh.

Việc trị bệnh trĩ ngoại cũng được đánh giá là sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đáng nói, hiện nay bệnh trĩ ngoại thường phổ biến hơn so với chứng bệnh trĩ nội, gây giảm sút chất lượng cuộc sống của rất nhiều người.

Mặc dù vậy, nếu trĩ nội để lâu mà không có biện pháp điều trị cũng gây ảnh hưởng sức khỏe không kém gì trĩ ngoại. Chưa kể các biến chứng có thể xuất hiện nếu người bệnh không điều trị, phòng ngừa trĩ nội và trĩ ngoại đúng cách.

III - Làm thế nào để phòng tránh bệnh trĩ nội, trĩ ngoại?

Để phòng tránh bệnh trĩ nội, tốt nhất bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau để bổ sung chất xơ, kết hợp với tập Kegel để cải thiện chức năng cho cơ sàn chậu. Mặt khác, ai muốn phòng bệnh trĩ ngoại thì nên hạn chế tối đa việc rặn quá mức khi đi ngoài.

Đồng thời bạn cũng nên tránh ngồi lâu, nếu công việc yêu cầu ngồi nhiều, hãy dùng đệm kê mông để giảm áp lực cho hậu môn. Ngoài ra, để phòng tránh bệnh trĩ nội, trĩ ngoại nói chung, bạn nên:

  • Tập đi vệ sinh đều đặn: Muốn đi vệ sinh đều đặn thì bạn cần bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể trong chế độ ăn.
  • Tập thể dục: Việc cơ thể phải đứng hoặc ngồi quá lâu cũng tăng nguy cơ gây bệnh trĩ. Vậy nên, khi có thể, bạn hãy vận động để tăng lưu thông máu về hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Giữ cho hậu môn luôn sạch sẽ cũng là cách để khắc chế sự tấn công của vi khuẩn, giảm nguy cơ làm tổn thương hậu môn, gây nhiễm trùng và gián tiếp gây bệnh trĩ.

Nên đọc: Những thói quen giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả

Cách phòng tránh trĩ nội và trĩ ngoại

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tác động từ bên trong để phòng ngừa trĩ nội trĩ ngoại, bằng cách sử dụng viên uống trĩ Ngự y mật phương. Viên uống giúp phòng ngừa sự suy yếu của các tĩnh mạch tại khu vực hậu môn, cải thiện chức năng của cách mạch máu tại khu vực này, từ đó giảm hẳn nguy cơ hình thành huyết ứ (căn nguyên chủ yếu gây bệnh trĩ).

Sự hiệu quả của viên uống đến từ phương thức bào chế đặc biệt, áp dụng theo chuẩn Đông y thế hệ 2, sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO của Nhất Nhất, đem tới giải pháp phòng bệnh bền vững cho người sử dụng.

Ngự y mật phương 15 trị bệnh trĩ nội trĩ ngoại

Tóm lại, với 4 cách phân biệt trĩ nội trĩ ngoại, cũng như những phương pháp giúp tránh mắc phải bệnh trĩ kể trên, hy vọng bạn đọc có thể tránh xa được căn bệnh này, bảo vệ được sức khỏe của chính mình.

Ds Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại