Thứ ba, 25/02/2025 | 16:52
RSS

Đau bụng kinh ăn gì cho đỡ? Các mẹo giúp giảm cơn đau hiệu quả

Thứ ba, 25/02/2025, 16:52 (GMT+7)

Đau bụng kinh có thể trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn lựa chọn thực phẩm phù hợp và áp dụng mẹo giúp giảm đau. Vậy bạn có biết đau bụng kinh ăn gì cho đỡ?

Đau bụng kinh ăn gì cho đỡ?

MỤC LỤC 
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Đau bụng kinh ăn gì cho đỡ? Những thực phẩm hỗ trợ giảm đau
Các loại thực phẩm nên tránh
Các mẹo giúp giảm đau bụng kinh

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh xảy ra do sự co thắt của tử cung khi cơ thể sản xuất prostaglandin, một loại hormone gây co thắt cơ bắp. Mức độ đau có thể khác nhau, từ âm ỉ đến dữ dội. Nguyên nhân chính gây đau bụng kinh bao gồm:
• Do sự co thắt của tử cung: tử cung co thắt để loại bỏ lớp niêm mạc trong chu kỳ kinh đồng thời sản sinh hormone Prostaglandin, điều này dẫn tới những cơn đau bụng kinh. 
• Do bệnh lý: Một số vấn đề sức khỏe như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hay viêm vùng chậu, thường gặp ở phụ nữ trung niên, cũng có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt và gây ra những cơn đau bụng. 
• Do huyết hư, ứ trệ: Khi khí huyết không lưu thông tốt, máu bị ứ đọng lại trong tử cung, gây ra các cơn đau co thắt dữ dội. Huyết ứ làm giảm khả năng lưu thông máu, khiến tử cung không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy, từ đó gây đau đớn.
 

Đau bụng kinh là điều mà nhiều chị em gặp phải mỗi tháng

Đau bụng kinh ăn gì cho đỡ? Những thực phẩm hỗ trợ giảm đau

Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống trong kỳ kinh nguyệt:
 
Uống nhiều nước ấm 
 
Uống nhiều nước giúp giảm đau bụng kinh bằng cách hỗ trợ tuần hoàn máu, thư giãn cơ tử cung và giảm co thắt. Ngoài ra, nước còn giúp thải độc, hạn chế tích nước trong cơ thể, giảm đầy hơi và khó chịu trong kỳ kinh.
Bạn cũng có thể uống một số loại trà thảo mộc như trà gừng, bạc hà, mùi tây, húng quế, thì là… hoặc nước chanh ấm giúp tăng lưu thông máu và giãn cơ, nhờ đó giảm cơn đau bụng kinh ở phụ nữ.
 
Trái cây tươi
 
Chuối: Giàu kali và vitamin B6, giúp giảm co thắt cơ trơn và cải thiện tâm trạng.
Dứa: Chứa bromelain, một loại enzyme có tác dụng giảm viêm và đau.
Kiwi: Giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp giảm đau và viêm.
Bơ: Chứa nhiều chất béo lành mạnh, giúp giảm viêm và đau.
 
Rau xanh
 
Rau bina (cải bó xôi): Giàu sắt và magie, giúp bổ máu và giảm đau.
Cải xoăn: Chứa nhiều canxi và vitamin K, giúp giảm đau và co thắt cơ trơn.
Bông cải xanh: Giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng, giúp giảm viêm và đau.
 
Các loại hạt và đậu
 
Hạnh nhân: Giàu magie, giúp giảm đau và co thắt cơ trơn.
Óc chó: Chứa nhiều omega-3, giúp giảm viêm và đau.
Đậu nành: Giàu protein và isoflavone, giúp cân bằng nội tiết tố và giảm đau.
 
Hải sản
 
Cá hồi: Chứa nhiều omega-3, giúp giảm viêm và đau.
Hàu: Giàu kẽm, giúp giảm đau và co thắt cơ trơn.
 
Thực phẩm khác
 
Gừng: Có tính ấm, giúp giảm đau và buồn nôn.
Nghệ: Chứa curcumin, một chất có tác dụng chống viêm và giảm đau.
Sô cô la đen: Chứa nhiều magie và các chất chống oxy hóa, giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng.
 
Sô cô la đen giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng
 
Các loại thực phẩm nên tránh
 
• Đồ ăn cay nóng: Có thể làm tăng cơn đau bụng kinh.
• Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Khó tiêu, có thể gây đầy hơi và khó chịu.
• Đồ uống có ga: Gây đầy hơi và khó chịu.
• Rượu, bia: Có thể làm tăng cơn đau bụng kinh.
• Cà phê: Có thể gây co thắt cơ trơn và tăng đau.

Các mẹo giúp giảm đau bụng kinh

Bên cạnh chế độ ăn, dưới đây là một số mẹo giảm đau bụng kinh giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:
 
Chườm nóng
 
Sử dụng túi chườm nóng, chai nước ấm hoặc một chiếc khăn ấm để chườm lên vùng bụng dưới trong khoảng 20-30 phút giúp thư giãn cơ tử cung, giảm cơn co thắt và giảm đau.
 
Massage vùng bụng
 
Xoa bóp vùng bụng dưới theo hình vòng tròn có thể làm dịu cơ bụng và cải thiện lưu thông máu, giúp giảm đau hiệu quả.
 
Tăng cường uống nước
 
Uống đủ nước giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, giảm tình trạng đầy hơi, làm giảm áp lực lên dạ dày và tử cung.
 
Dùng vitamin và khoáng chất
 
Việc bổ sung vitamin B1 (thiamine) và vitamin E có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh.
 
Ngủ đủ giấc và thư giãn
 
Giấc ngủ chất lượng là yếu tố quan trọng giúp giảm cơn đau bụng kinh. Cơ thể cần thời gian nghỉ ngơi để phục hồi và làm dịu những cơn đau.
 
Sử dụng thuốc Hoạt huyết tăng cường lưu thông máu
 
Huyết ứ là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng kinh, khiến máu lưu thông kém, tử cung co bóp mạnh hơn và gây đau nhiều hơn. 
Do đó, tăng cường lưu thông máu là giải pháp quan trọng giúp giảm đau, điều hòa kinh nguyệt. Việc sử dụng thuốc hoạt huyết giúp cải thiện lưu thông máu, giảm ứ trệ và hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Đông y có bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu hiệu quả, thường dùng trong các trường hợp huyết hư, ứ trệ, thiểu năng tuần hoàn não, đau bụng kinh do huyết ứ. 
Hiện nay, bài thuốc hoạt huyết đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản. 
Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị đau bụng kinh do huyết ứ có thể tham khảo sử dụng. 
 
DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại