Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:14
RSS

Đau bụng kinh bằng gãy 10 cái xương sườn: Áp dụng ngay những mẹo sau

Thứ bảy, 31/08/2024, 06:49 (GMT+7)

Chỉ con gái mới hiểu được cảm giác đau bụng kinh bằng gãy 10 cái xương sườn là như thế nào. Để cải thiện đau bụng kinh, hãy thử áp dụng những mẹo sau đây.

Đau bụng kinh bằng gãy 10 cái xương sườn 

MỤC LỤC
Đau bụng kinh là gì?
Vì sao lại có hiện tượng đau bụng kinh?
Đau bụng kinh bằng gãy 10 cái xương sườn: nghe vô lý nhưng là thật
Nguyên nhân có thể gây đau bụng kinh bằng 10 cái xương sườn
Làm thế nào để đối phó với cơn đau bụng kinh?
Điều trị đau bụng kinh bằng thuốc Đông y

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh (hay còn gọi chứng thống kinh) là hiện tượng đau vùng bụng dưới xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Tình trạng này thường xảy ra trong thời gian đầu có kinh nguyệt, khi nồng độ nội tiết tố chưa hoàn toàn ổn định. Đôi khi, nó có thể xảy ra ở phụ nữ sau sinh, hoặc người đang trong giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh. 

Cơn đau bụng kinh ở mỗi người thường khác nhau, phụ thuộc vào sức khỏe và thể trạng của từng người. 

Thông thường, tình trạng đau bụng thường kéo dài khoảng 1 – 2 ngày đầu, nhưng trong một số trường hợp, cơn đau có thể xảy ra trong suốt chu kỳ.

Đau bụng kinh bất thường như: đau nghiêm trọng hay kéo dài trong suốt kỳ kinh, xảy ra liên tục trong nhiều chu kỳ hành kinh liên tiếp hoặc xảy ra ở độ tuổi trưởng thành có thể là dấu hiệu của một vấn đề phụ khoa hoặc sức khỏe sinh sản.

Vì sao lại có hiện tượng đau bụng kinh?

Kinh nguyệt là hiện tượng mà lớp niêm mạc của tử cung bị bong tróc. Mỗi tháng, tử cung lại phát triển một lớp niêm mạc dày để chuẩn bị tổ cho quá trình mang thai.

Nếu quá trình thụ tinh và làm tổ không xảy ra, lớp niêm mạc này sẽ bong ra gây hiện tượng kinh nguyệt.

Để lớp niêm mạc bám chắc trên thành tử cung có thể bong ra, tử cung bắt buộc phải co bóp, điều này dẫn tới các cơn đau bụng dưới mà chị em thường cảm thấy mỗi khi đến kỳ.

Cơn đau này sẽ khác nhau ở mỗi người phụ nữ, phụ thuộc vào đặc điểm tử cung, độ dày lớp niêm mạc và khả năng bám của chúng trên thành tử cung, được quyết định bởi nồng độ estrogen trong cơ thể. 

Cơn đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của các chị em hàng tháng

Đau bụng kinh bằng gãy 10 cái xương sườn: nghe vô lý nhưng là thật

Có thể nhiều người không tin nhưng đau bụng kinh là một trải nghiệm vô cùng kinh khủng. Các cơn đau diễn ra dồn dập liên tục với tần suất tăng dần khiến các chị em cảm giác đau như gãy xương sườn, thậm chí còn đau hơn thế.

Đau nghiêm trọng và dồn dập có thể gây tình trạng khó thở, tức ngực, đổ mồ hôi, đau quặn bụng có thể gây tình trạng buồn nôn và nôn. 

Đôi khi, cơn đau có thể khiến bụng co thắt dữ dội, không thể đứng vững hay làm bất cứ việc gì, thậm chí có thể choáng váng, ngất do cơn đau quá sức.

Kể cả sau khi cơn đau qua đi, phụ nữ cũng cảm giác như toàn thân mất hết sức lực, chân tay bủn rủn, thậm chí ngay cả việc thở cũng khó khăn. 

Nó thường xảy ra trong những năm đầu mới có kinh, khi nồng độ nội tiết tố còn thấp và chưa ổn định, buồng trứng hoạt động chưa ổn định. Đây không phải là dấu hiệu đáng ngại mà là hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể.

Tuy nhiên nếu cơn đau bụng kinh dữ dội diễn ra mỗi tháng, kèm theo các triệu chứng bất thường, nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý sinh sản nghiêm trọng. 

Những triệu chứng này bao gồm:

Kinh nguyệt không đều: chu kỳ không đến trong nhiều tháng, kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài, có kinh nhiều lần trong một tháng. 
Lượng máu kinh ra quá nhiều, hoặc kéo dài trong nhiều ngày.
Màu sắc kinh nguyệt bất thường: kinh nguyệt có màu hồng, đỏ thẫm hoặc đỏ lẫn xám, vón cục,. 
Người xanh xao, mệt mỏi, có dấu hiệu mất máu 
Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi
Cơn đau dữ dội có thể gây sốt và đau đầu

Nguyên nhân có thể gây đau bụng kinh bằng 10 cái xương sườn

Một số tình trạng bệnh lý có thể gây ra cơn đau bụng kinh bằng 10 cái xương sườn là: 

Lớp nội mạc tử cung tăng tiết prostaglandin

Prostaglandin là một chất được tiết ra từ lớp nội mạc tử cung có chức năng hỗ trợ co bóp tử cung.

Quá nhiều Prostaglandin sẽ gây ra những cơn co tử cung mạnh mẽ, dồn dập, gây ra cơn đau bụng với mức độ tương đương với việc bị gãy xương sườn.

Tăng nhạy cảm của hệ thống thần kinh

Trong chu kỳ kinh nguyệt, các dây thần kinh dẫn truyền thường đặc biệt trở nên nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài. Điều này khiến cho nhiều chị em thường có cảm thấy cơn đau dữ dội và nghiêm trọng hơn.  

Các vấn đề trên cơ tử cung

Cơ tử cung bị căng thẳng và co bóp mạnh mẽ hơn cũng khiến mức độ của cơn đau tăng lên.

Bất thường ở âm đạo và tử cung

Nhiễm trùng âm đạo, hoặc bất thường hình dạng tử cung như: tử cung cong, cổ tử cung ngắn, tử cung lệch vị trí… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh tương đương gãy xương sườn.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô lót tử cung phát triển bên ngoài tử cung, chẳng hạn như ở buồng trứng, ống dẫn trứng, hoặc trong ổ bụng. 

Triệu chứng chính của bệnh là những đau bụng kinh dữ dội, đau lưng, đau khi quan hệ tình dục…

U xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u lành tính phát triển trong tử cung. Khối u chèn ép có thể gây đau bụng kinh dữ dội kéo dài, đau lưng, tiểu khó…

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm các cơ quan sinh sản nữ giới, bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. 

Nhiễm trùng vùng chậu có thể gây đau bụng kinh, đau lưng, sốt cao…

Bệnh lý tuyến giáp

Một số bệnh lý tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp, có thể ảnh hưởng tới nồng độ các hormon trong cơ thể và gây đau bụng kinh.

Một số nguyên nhân gây đau bụng kinh

Làm thế nào để đối phó với cơn đau bụng kinh?

Đau bụng kinh sinh lý thường không phải vấn đề nghiêm trọng và có thể tự cải thiện mà không cần can thiệp các biện pháp điều trị y tế.

Tuy nhiên nếu đau bụng là triệu chứng của một bệnh lý liên quan tới hệ sinh sản nữ, việc xác định chính xác nguyên nhân và điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng.

Tùy vào từng trường hợp bệnh lý và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ có thể chỉ định các phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà đồng thời kết hợp thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe.

Các biện pháp giảm đau tại nhà

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol, ibuprofen…
Chườm nóng hoặc dùng miếng dán giữ nhiệt: Dùng túi chườm nóng, chai nước nóng hoặc miếng dán nhiệt áp lên vùng bụng dưới bị đau có tác dụng kích thích khí huyết lưu thông và giảm đau. 
Uống nước ấm hoặc trà gừng: Gừng hay nước ấm đều có tính ấm, có tác dụng giúp tăng cường lưu thông khí huyết đồng thời an thần, giảm đau hiệu quả.
Dùng ngải cứu: Theo Đông y, Ngải cứu là vị thuốc có tính ấm, vị đắng, mùi thơm, quy vào ba kinh can, tỳ, thận, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và giảm đau hiệu quả.  
Xoa bụng để giảm đau: Xoa bóp và massage xung quanh vùng bụng bị đau có tác dụng kích thích huyệt đạo, thông kinh lạc, cải thiện khí huyết và giảm đau hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng

Khi tới tháng, cơ thể của chị em thường cảm thấy mệt mỏi, mất sức do mất máu và phải chịu đựng những cơn đau bụng. 

Nhiều người thường có tình trạng đầy bụng khó tiêu, không muốn ăn uống vào những ngày có kinh làm cho sức khỏe giảm sút hơn.

Điều quan trọng là cần đảm bảo ăn đủ bữa và thực hiện chế độ ăn cân đối, đầy đủ dưỡng chất.

Đặc biệt là nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau củ tươi, uống đủ 2l nước mỗi ngày.

Những loại thực phẩm và trái cây có thể cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho đề kháng và sức khỏe cơ thể.

Nếu đau bụng do tình trạng thiếu hụt nội tiết tố gây ra, có thể cải thiện bằng việc bổ sung các loại thực phẩm có chứa estrogen thực vật như các loại đậu, hạt lanh, trái cây khô, hạt vừng, tỏi, quả đào.

Điều trị đau bụng kinh bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, tình trạng thống kinh xảy ra là do có sự lưu thông khí huyết bị cản trở, tắc nghẽn. 

Vì nguồn gốc kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.

Khí huyết suy kém hoặc ứ trệ sẽ khiến kinh không thông được, ứ tắc lại gây hiện tượng đau bụng kinh, thống tắc bất thông.

Vì vậy để chữa đau bụng kinh, y học cổ truyền thường sử dụng các bài thuốc hoạt huyết, trục ứ, thông kinh hoạt lạc để cải thiện lưu thông, tăng cường khí huyết. 

Khí huyết lưu thông thuận lợi giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều. 

Đông y thường dùng bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu để trị các chứng huyết hư, ứ trệ, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Bài thuốc hoạt huyết này hiện đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Thành phần (Cho 1 viên nén): 
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên

 

Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.

Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.

Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.

Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất 
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại