Thứ sáu, 19/04/2024 | 16:35
RSS

Ợ chua có phải bệnh lý? Làm sao để hết ợ chua tại nhà hiệu quả?

Thứ hai, 13/03/2023, 12:17 (GMT+7)

Khi ăn đồ khó tiêu, bạn có thể thấy mình liên tục ợ chua, tức bụng, buồn nôn… Nhiều người còn tự hỏi không biết “ợ chua là bệnh gì” mà gây cảm giác khó chịu đến vậy. Bạn hãy cùng tìm hiểu về tình trạng này để có cách xử lý hiệu quả nhé!

Ợ hơi là một triệu chứng trên đường tiêu hóa, thường đi kèm với hiện tượng nóng rát họng kéo dài từ vài phút tới vài tiếng. Ợ chua có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác nhau như trào ngược dạ dày thực quản, Viêm loét dạ dày tá tràng… do đó người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, bỏ qua không để ý khi gặp phải tình trạng này.

1. Ợ chua là gì?

bieu-hien-cua-o-chua

Ợ chua là triệu chứng thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi cúi gập người, là hệ quả của việc cơ vòng dưới thực quản - là cơ quan ngăn cách dạ dày với thực quản bị suy yếu, khiến cho acid dịch vị dạ dày trào ngược lên gây tổn thương thực quản.

Hiện tượng ợ chua thường đi kèm với cảm giác đắng miệng và cảm giác nóng rát vùng ngực. Ợ chua với tần suất thấp, dưới 2 lần/tuần có thể chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể tuy nhiên nếu hiện tượng này xuất hiện thường xuyên, tái đi tái lại thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải một số bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng hơn.

2. Nguyên nhân gây ra ợ chua

Ợ chua có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể bao gồm:

  • Ăn các nhóm thức ăn kích thích tăng tiết acid dạ dày: Một số nhóm thức ăn, gia vị cay nóng, thức ăn có tính chua như dưa muối, cà muối, trái cây họ cam (cam, chanh…), đồ uống có gas (có chứa phosphoric acid H3PO4 làm chất điều vị), đồ uống có cồn (rượu, bia..), cafe... có thể gây tăng tiết dịch vị dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn tới hiện tượng ợ chua.
  • Ợ chua trong thai kỳ: Việc thai nhi chiếm chỗ làm tăng áp lực khoang bụng, ảnh hưởng tới chức năng của cơ vòng dưới thực quản, lúc này dịch vị dạ dày có thể đi ngược từ dưới dạ dày lên thực quản và gây ra triệu chứng ợ chua.
  • Béo phì: rất nhiều người béo phì bị ợ chua, đó là kết quả của việc thừa cân làm tăng áp lực lên vùng bụng, đẩy ngược dịch vị dạ dày lên thực quản.
  • Stress, căng thẳng: tác động tới thần kinh trung ương gây rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như bài tiết dịch vị dạ dày, dẫn tới khó tiêu, ợ chua.
  • Thói quen ăn uống không khoa học: ăn quá nhiều trong một lúc, ăn quá nhanh, không nhai kĩ, vừa ăn vừa ăn khiến thức ăn đi vào dạ dày quá nhiều dẫn tới khó tiêu, thậm chí bị đẩy ngược lên trên, lâu dần tác động vào cơ vòng dưới thực quản dẫn tới ợ chua.
  • Thoát vị hoành: là tình trạng một phần dạ dày nhô lên ngực thay vì nằm ở dưới cơ hoành. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của cơ vòng dưới thực quản và là yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày. Hai nguyên nhân này sẽ góp phần khiến bạn bị ợ chua.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản (cơ quan tiếp nối giữa miệng với dạ dày). Điều này có thể gây ra triệu chứng ợ chua, ho, thở khò khè, viêm họng… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn dễ gặp tình trạng nóng rát thực quản, ợ nóng, ợ hơi. Bệnh trào ngược dạ dày thường gặp ở những ai có các thói quen không tốt như uống rượu bia, hút thuốc hay ăn đồ nhiều dầu mỡ.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: ợ chua là một trong số những triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Viêm loét dạ dày tá tràng có sự xuất hiện tổn thương ở niêm mạc dạ dày, acid dịch vị dạ dày từ vết viêm loét có thể đi theo hơi trong khoang bụng trào ngược lên thực quản gây nên biểu hiện ợ chua, ợ nóng, nóng rát họng….

viem-loet-da-day-ta-trang

3. Triệu chứng ợ chua buồn nôn, nóng rát cổ

Tình trạng ợ chua có thể chia thành hai nhóm triệu chứng điển hình là ợ chua buồn nôn và ợ chua nóng rát cổ.

3.1. Ợ chua buồn nôn

Ợ chua buồn nôn là tình trạng thức ăn trong dạ dày chưa thể tiêu hoá hết, có thể do thiếu hụt các enzyme tiêu hóa như trypsin, chymotrypsin....

Theo đó, hơi trong dạ dày được sinh ra cộng thêm cơ vòng dưới thực quản bị suy yếu khiến khiến cho hơi và acid dịch dạ dày bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, ra ngoài theo đường miệng.. Ợ chua buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo của một loạt các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh ruột celiac, ung thư thực quản,...

Đặc biệt hơn, ợ chua buồn nôn cũng là tình trạng tương đối thường xuyên xảy ra các bà bầu, xảy ra trong thời kỳ mang thai do các biến đổi sinh lý trong cơ thể gây nên.

3.2. Ợ hơi nóng rát

Ợ chua nóng rát là hiện tượng ợ hơi đi kèm triệu chứng nóng ngực, xương ức, cổ họng và chua miệng. Thông thường, tình trạng này xuất hiện sau khi ăn và vào ban đêm. Đặc biệt, người bệnh có thể thấy đau rát ở ngực, lưng, cánh tay khi cúi người hoặc nằm.

Ợ chua nóng rát thường có nguyên nhân là do trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm loét dạ dày tá tràng, nếu để  diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng như chảy máu thực quản, viêm hệ hô hấp, hẹp thực quản ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

4. Điều trị chứng ợ chua như thế nào hiệu quả?

Chứng ợ chua xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó muốn điều trị triệu chứng này một cách hiệu quả bệnh nhân cần phải được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp tương ứng mới có hiệu quả lâu dài và hạn chế tối đa tình trạng tái phát. 

4.1. Ăn uống

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là phương pháp tương đối hữu hiệu để đẩy lùi triệu chứng ợ chua. Nội dung chính của phương pháp là xây dựng, phân loại các nhóm thực phẩm nên dùng và nên kiêng trong thực đơn hằng ngày của người bệnh.

4.1.1. Bị ợ chua nên ăn gì?

Khi bị ợ chua, người bệnh nên ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm không gây tăng tiết acid, lành tính cũng như hỗ trợ cải thiện tiêu hóa bao gồm:

  • Yến mạch: Ăn cháo yến mạch sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể của bạn mà không lo gặp phải triệu chứng ợ chua.
  • Bánh mì: Các loại bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho sức khỏe đồng thời giúp trung hòa lượng acid dịch vị trong dạ dày. Giảm lượng lượng acid dịch vị dạ dày cũng đồng nghĩa với việc giảm ợ chua.
  • Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng là một nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể và không có tính acid. Tuy nhiên, lòng đỏ trứng lại không phải là thực phẩm phù hợp cho người bị ợ chua vì đây là thực phẩm có tính acid.
  • Gừng: Gừng là một loại thảo dược rẻ tiền, dễ kiếm mà lại giúp cải thiện tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng đầy hơi, ợ chua vô cùng hiệu quả. Khi thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, không còn bị ứ đọng cũng là lúc các triệu chứng khó tiêu, ợ chua bị đẩy lùi.

o-chua-co-nen-an-banh-my

4.1.2. Bị ợ chua kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn cho những người bị ợ chua, sẽ có những nhóm thực phẩm người bệnh cần phải tránh xa nếu không muốn các triệu chứng trở nên nặng hơn, cụ thể là:

  • Đồ chiên xào: Thực phẩm chiên xào hay nhiều chất béo có thể khiến cơ vòng dưới thực quản giãn ra làm acid trong dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản hơn. Hơn nữa, những thực phẩm này cũng có thể gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày bao gồm các loại thịt chiên, thịt chế biến sẵn, khoai tây hoặc hành tây chiên, các sản phẩm từ sữa nguyên béo như bơ, sữa nguyên chất, phô mai và kem chua, kem tươi…
  • Thức ăn cay nóng: Thực phẩm cay hoặc có nhiều tỏi có thể gây kích ứng dạ dày và  triệu chứng ợ chua.
  • Trái cây họ cam quýt: Một số loại trái cây có tính acid cao nên có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Vậy nên nếu bị ợ chua thường xuyên, tốt nhất nên loại bỏ những loại quả họ cam quýt như cam, bưởi, chanh… trong thực đơn hằng ngày.
  • Chocolate: Chocolate có chứa methylxanthine, một hợp chất được chứng minh là làm giãn các cơ vòng dưới thực quản và làm bệnh trào ngược dạ dày nặng thêm.
  • Cafe: Caffeine trong cà phê có thể gây kích thích dạ dày,  tăng nặng các triệu chứng ợ chua ở người bệnh.

4.2. Thay đổi thói quen sống lành mạnh

Việc thay đổi thói quen sống lành mạnh cũng là một trong số yếu tố quyết định giúp hạn chế và đẩy lùi tình trạng ợ chua, bao gồm:

  • Ăn chậm, nhai kĩ, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ ăn nhiều lần trong ngày. Không ăn quá vội, không nuốt vội vàng, không ăn quá nhỏ. Khi ăn xong nên vận động nhẹ nhàng để dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
  • Hạn chế ăn các thức ăn khó tiêu, chua cay, chiên rán, dầu mỡ, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá…
  • Ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ hợp lí, có thể bổ sung men vi sinh trong một số trường hợp để thúc đẩy tiêu hóa, tránh để thức ăn ứ đọng lâu dễ sinh hơi.
  • Dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe hệ tiêu hóa, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, hạn chế thức thức khuya…
  • Sống thoải mái, giảm stress, căng thẳng giúp não bộ kiểm soát tiêu hóa tốt hơn, từ đó giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm ợ chua.

4.3. Dùng thuốc Tây Y

Một số nhóm thuốc Tây y thường được sử dụng để cải thiện tình trạng ợ chua ở bệnh nhân bao gồm:

  • Thuốc ức chế tăng tiết acid dạ dày - ức chế histamin H2: các thuốc này ức chế hoạt động của histamin - chất trung gian hóa học kích thích tế bào tuyến ở dạ dày tiết acid bằng việc gắn cạnh tranh thụ thể với hợp chất này, từ đó làm giảm lượng acid dịch vị dạ dày được tiết ra, giảm triệu chứng ợ chua. Một số thuốc thường được kê đơn có thể kể đến gồm: cimetidine, ranitidine, famotidine....
  • Thuốc ức chế bơm proton PPIs: ức chế hoạt động của các tế bào tuyến tiết acid ở niêm mạc dạ dày. Các PPIs giảm nồng độ acid tiết ra tốt hơn và có tác dụng lâu hơn so với các thuốc kháng histamin H2 cổ điển. Một số thuốc PPIs thông dụng bao gồm omeprazole, esomeprazole….
  • Thuốc trung hòa acid: có bản chất là hỗn hợp các hydroxyd kim loại như Al(OH)3 hoặc Mg(OH)2 giúp trung hòa acid dịch vị tiết ra, tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, ngưng thuốc là các triệu chứng ợ chua, nóng rát tái lại ngay.

4.4. Dùng Đông y

Theo Đông y, ợ chua được xếp vào chứng Nôn chua thôn toan, thường do can nhiệt hoặc hàn hư. Thuốc Đông y chữa ợ chua giúp ôn bổ dưỡng khí, bình can, an thần, kiện tỳ vị, từ từ thay đổi cơ địa, vừa điều trị vừa ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát.

Hiện nay xu hướng sử dụng Đông y làm phương pháp điều trị cho các bệnh mạn tính đang ngày càng phổ biến do hiệu quả điều trị không thua kém gì so với Tây y đồng thời lại an toàn, lành tính, ít tác dụng như thuốc tân dược.

Tuy nhiên không phải cứ thuốc Đông y trị chứng ợ chua là có hiệu quả, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gắn mác Đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng dược liệu, do đó khi bệnh nhân sử dụng không cho hiệu quả, làm người bệnh đánh mất niềm tin vào các sản phẩm Đông y.

thông tin tư vấn

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại