I. Đau dạ dày có ăn được sữa chua không?
Sữa chua được lên men tự nhiên từ một hoặc nhiều vi khuẩn, sau khi lên men trong sữa chua có chứa các khoáng chất cần thiết, các loại vi khuẩn có lợi.
Các nhà dinh dưỡng đã đưa ra được trong sữa chua có chứa tính acid nhẹ, nồng độ acid trong sữa chua nhẹ hơn nồng độ acid trong dạ dày. Nhưng trong sữa chua là có chưa các loại vi khuẩn có lợi. Do đó, việc người đau dạ dày sử dụng sữa chua là hoàn toàn có thể.
Sau khi dành thời gian cho quá trình lên men, đường đôi lactose chuyển hóa thành glucose, khi đường đơn được thành acid lactic và sẽ kết hợp với calci caseinate - một loại protein có trong sữa vào tạo ra acid cazeinic và calci lactat. Mang lại lợi ích cho dạ dày như:
- Ngăn ngừa và phòng các cơn đau dạ dày.
- Kìm hãm khả năng phát triển của vi khuẩn Hp.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét do vi khuẩn Hp.
- Cải thiện tiêu hóa tốt.
II. Người đau dạ dày nên chọn ăn sữa chua loại nào
Khi đã xác định được rằng người bị đau dạ dày có thể sử dụng sữa chua để tăng cường sức khỏe dạ dày, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc lựa chọn loại sữa chua nào cho phù hợp. Các loại sữa chua nên được chọn đối với người bệnh:
- Tìm hiểu rõ thành phần: Nên chọn những loại sữa chua ít đường, ít hương liệu phụ, chất tạo màu và chất bảo quản.
- Dinh dưỡng: Các loại sữa chua giàu canxi và chứa nhiều Vitamin.
- Các chất phụ gia: Các chất phụ gia thường không mang lại lợi ích cho sức khỏe vì có thể ảnh hưởng tới các bệnh lý khác như tim mạch, béo phì… Do đó, nên chọn những loại sữa chua không có hoặc có ít chất phụ gia.
- Lựa chọn sản có vi khuẩn sống: Mang lại lợi ích cho hoạt động của dạ dày và tiêu hóa.
III. Những tác dụng của sữa chua đối với cơ thể
Những lợi ích mà sữa chua mang lại mà không phải ai cũng nắm rõ:
1. Bổ sung dinh dưỡng
- Chứa nhiều canxi và chất khoáng cần thiết cho sức khỏe xương và răng miệng. Một cốc sữa chua được ăn hằng ngày sẽ cung cấp được 49% nhu cầu canxi trong ngày.
- Sử dụng một cốc sữa chua mỗi ngày sẽ cung cấp được 38% hàm lượng photpho hằng ngày, 12% và 18% lượng magie và kali theo nhu cầu cơ thể cần.
- Tất cả những hàm lượng này đều cần đối với quá trình sinh hoạt vì khi cung cấp được các chất dinh dưỡng kia thì cơ thể có thể điều đến huyết áp, quá trình trao đổi chất.
- Vitamin D là chất dinh dưỡng không chứa trong các loại sữa chua nguyên chất, nhưng trong quá trình sản xuất thường được thêm vào. Khi Vitamin đã có trong sữa chua thì có thể tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch, trầm cảm.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
- Các loại sữa chua có thành phần probiotics giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ngăn ngừa mắc các bệnh dễ truyền nhiễm. Thành phần này có thể giảm viêm, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm đến cải thiện rối loạn đường ruột.
- Bên cạnh đó, trong sữa chua có chứa hàm lượng của magie, selen, kẽm, đây đều là những chất có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể.
3. Cung cấp lượng protein
- Protein hỗ trợ quá trình trao đổi chất với việc tiêu hao năng lượng của cơ thể. Nếu nạp đủ lượng protein, cảnh báo được tình trạng no để từ đó điều chỉnh được cơn thèm ăn. Điều này giúp cơ thể có thể tự động tiêu thụ được lượng calo dẫn tới có lợi đến quá trình kiểm soát cân nặng.
- Qua đợt thử nghiệm và nghiên cứu, với đối tượng dùng sữa chua là món ăn vặt sẽ xuất hiện cảm giác đói ít hơn và tiêu thụ được khoảng 100 calo cho bữa tối so với những người khác.
- Sữa chua Hy Lạp - là loại sữa chua có chủng lên men tự nhiên và có hàm lượng protein cao hơn so với các loại sữa chua thông thường. Loại sữa chua này được xác minh có tính kiểm soát cơn thèm ăn và ngăn chặn được cảm giác đói.
4. Kiểm soát tình trạng cân nặng
- Không can thiệp trực tiếp vào quá trình giảm cân nhưng có thể kiểm soát được tình trạng thèm ăn, có thể ngăn ngừa được tình trạng béo phì, cân bằng được tỷ lệ mỡ trong cơ thể và chỉ số vòng eo.
- Khi tiêu thụ các chế phẩm từ sữa có đầy đủ chất béo có thể ngăn chặn tình trạng béo phì không giống như những lời khẳng định trước đây rằng ăn sữa chua có khả năng gây tăng cân. Đối với những đối tượng bổ sung sữa chua đều đặn sẽ có sức khỏe tổng thể tốt hơn những người không ăn sữa chua.
- Ngoài ra, sữa chua có thể giúp ngăn ngừa người bệnh mắc phải một số bệnh và cải thiện chức năng tiêu hóa. Để lựa chọn được loại sữa chua hợp lý cũng là điều quan trọng.
5. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tim mạch
- Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo trong sữa chua có khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch, vì nó giúp tăng hàm lượng cholesterol có lợi. Ngoài ra các chế phẩm từ sữa có thể giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp.
- Chất béo bão hòa trong sữa chua thời gian trước được cho rằng đây chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh tim, nhưng theo các nghiên cứu mới nhất thì điều này không chính xác. Đối với người Mỹ hầu hết mọi người vẫn lựa chọn những loại sữa chua ít béo hoặc không béo.
IV. Tại sao tôi lại bị đau dạ dày sau khi ăn sữa chua
1. Không dung nạp lactose
Trong trường hợp, cơ thể không dung nạp lactose thì sau khi ăn sữa chua cơn đau dạ dày sẽ xuất hiện. Trong sữa chua hầu hết có chứa lượng sữa bò - có chứa hàm lượng lactose, một loại đường mà cơ thể khó có thể hấp thu.
Những người đang trong độ tuổi thanh thiếu niên thường khó có thể dung nạp lactose do ruột non của những đối tượng này đang không tạo ra lactase - khi đây là chất dễ giúp cơ thể phân hủy được hàm lượng lactose và giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Do đó, khi cơ thể thiếu lactase thì sẽ khó có thể tiêu hóa được lactose gây ra chứng đau bụng. đầy hơi, khó tiêu…
2. Dị ứng sữa
Cơn đau dạ dày xảy ra khi cơ thể xảy ra dị ứng với sữa, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và cũng có thể xuất hiện ở người lớn nhưng tỷ lệ gặp phải ít hơn. Vậy nên, sau khi ăn sữa chua bạn cảm thấy đau bụng hơn thì nên ngừng sử dụng và cần có sự tư vấn từ bác sĩ.
V. Một số giải pháp trị đau dạ dày thay sữa chua
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp khác nhau giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Không chỉ cần sữa chua mà người bệnh có thể tìm và làm theo các bài thuốc từ dân gian được chế biến từ các loại thảo dược dễ tìm như nghệ vàng, tỏi, gừng, hạt bưởi, nước dừa… để giúp cơn đau được cải thiện.
Ngoài các bài thuốc dân gian, thì các mẹo tại nhà đơn giản khác như: Xoa bụng, chườm nóng, uống nước ấm, xây dựng chế độ ăn hợp lý…
Tuy tất cả những giải pháp này không có tác dụng cải thiện cơn đau dứt điểm, nhưng phần nào đấy nó sẽ hỗ trợ người bệnh giảm đau đối với triệu chứng nhẹ.
Việc đau dạ dày có ăn được sữa chua không đã được được giải đáp ở mục I, tuy nhiên để có thể mang lại lợi ích tốt nhất thì người bệnh bị đau dạ dày nên lưu ý chọn các loại sữa chua phù hợp để có hiệu quả đối với cơ thể. Đối với những trường hợp đau bụng hơn sau khi dùng sữa chua thì nên đến cần sự tư vấn của bác sĩ.