Thứ sáu, 26/04/2024 | 16:31
RSS

Những 'thủ phạm' gây nên mỡ bụng

Thứ ba, 05/05/2020, 10:03 (GMT+7)

Mỡ bụng là nỗi ám ảnh của các chị em phụ nữ, mỡ bụng nguy hiểm hơn so với mỡ ở các bộ phận khác. Mỡ bụng có thể kéo đến các căn bệnh nguy hiểm như đau tim và tiểu đường tuýp 2.

Thủ phạm ẩn danh gây mỡ bụng
Thủ phạm 'ẩn danh' gây mỡ bụng. Ảnh Internet.

Mỡ dư thừa ở bụng nguy hiểm hơn nhiều so với mỡ xung quanh hông và đùi. Gen có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn béo bụng, nhưng lối sống không lành mạnh sẽ khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Chúng ta cùng điểm mặt những nguyên nhân gây béo bụng dưới đây.

Chế độ ăn

Ăn các sản phẩm chứa nhiều chất béo không thực sự tốt, nhưng việc hấp thụ quá nhiều calo mới gây ra béo bụng. Tuy nhiên, không phải chỉ có một nguyên nhân khiến vòng eo quá khổ. Bên cạnh chế độ ăn uống, còn có yếu tố tuổi tác, di truyền, lối sống,... Tốt nhất, để thu nhỏ vòng eo, hãy ăn ít các chất béo bão hòa, tăng cường rau củ, kiểm soát khẩu phần ăn.

Đồ uống có cồn được cho là một nguyên nhân dẫn đến bụng bia. Đó là bởi khi bạn uống bia rượu, gan sẽ bận rộn để đốt cháy chất béo và để nguyên calo, khiến bụng bị to lên. Hãy hạn chế những loại đồ ăn này để tránh gây béo bụng và gia tăng bệnh tật.

Thiếu ngủ

Không ngủ đủ khiến lượng cortisol (hormone gây căng thẳng) tăng lên và dẫn đến thèm thực phẩm có đường.

Thiếu ngủ làm tăng Ghrelin trong cơ thể và giảm sản xuất leptin, đó là lý do bạn thường xuyên cảm thấy đói và ăn nhiều hơn khi thiếu ngủ và mất ngủ. Bạn có thể thấy rõ được thói quen thức khuya cũng đồng nghĩa với thói quen ăn đêm, thời gian để cơ thể nghỉ ngơi nhưng dường như chúng ta đang nạp quá nhiều dưỡng chất vào cơ thể. Đặc biệt là các món ăn vặt, đồ ăn nhanh càng làm nguy cơ mắc béo phì cao hơn 38% người bình thường.

Do thiếu vận động 

Theo đó, có đến 1/3 dân số Việt thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút 1 tuần hoặc tương đương). Cùng với đó, là sự gia tăng của tình trạng thừa cân, béo phì ở cả hai giới là trên 15,6%, tăng hơn gần 3% so với kết quả điều tra năm 2010. Trong đó, thừa cân béo phì ở thành thị là 21,3%, vùng nông thôn là 12,6%.

Stress

Một hormone steroid được gọi là cortisol giúp cơ thể kiểm soát và đối phó với stress. Khi chúng ta lâm vào tình thế nguy hiểm hoặc chịu nhiều áp lực, cơ thể sẽ giải phóng cortisol, và điều này có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa.

Tình trạng tăng cân do stress hay rối loạn cảm xúc kéo dài có tên gọi là hội chứng Cushing. Hội chứng này xảy ra khi lượng hormone cortisol tăng quá cao. Thói quen buồn chán hay lo âu khiến lượng hormone này liên tục được sản xuất. Khi mức cortisol tăng cao sẽ gây ra các vấn đề về sức khoẻ và cân nặng.

Vì vậy, các chuyên gia chỉ ra rằng một chế độ ăn ít calo bao gồm rau củ, hoa quả, các loạt hạt, đậu, sữa ít béo, thịt nạc, cá, trứng và thịt gia cầm là lý tưởng nhất cho người muốn giảm vòng eo. Bên cạnh đó, hãy tập thể thao 30-60 phút mỗi ngày.

Trần Ngọc (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN