Trong đó, phụ nữ mang thai cần chú ý tới những bệnh sau:
Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh bà bầu hay mắc phải nhất vào mùa đông
Thời tiết mùa đông hanh khô, nhiệt độ xuống thấp là mùa cao điểm của virus lây nhiễm bệnh. Phụ nữ mang thai lại là đối tượng có hệ miễn dịch bị suy yếu nên khả năng bị cảm lạnh là rất lớn. Để phòng tránh cảm lạnh vào mùa đông, bà bầu cần phải luôn luôn giữ ấm cho cơ thể, duy trì chế độ ăn uống lạnh mạnh, giàu canxi, vitamin để tăng sức đề kháng.
Bà bầu thường dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh trong mùa đông. (Ảnh minh hoạ).
Bệnh cảm cúm lây qua đường hô hấp thông qua việc ho, hắt hơi nên bà bầu cần tránh tiếp xúc với các bệnh nhân có triệu trứng cảm lạnh, cảm cúm. Bị cảm cúm trong thời gian mang bầu có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sảy thai, dị tật thai nhi... Mẹ bầu cần phải tiêm vaccine phòng bệnh trước và tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị cảm cúm khi chưa cho phép của bác sĩ.
Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa virus gây cúm là áp dụng thói quen lành mạnh đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và rau củ quả, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
Viêm mũi dị ứng - Một bệnh khá dễ mắc phải ở phụ nữ mang thai vào mùa đông
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng là hắt hơi, sổ mũi liên tục, ngứa mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra phụ nữ mang thai còn có thể bị đau đầu, ù tai, mất vị giác ăn...
Để phòng tránh viêm mũi dị ứng, bà bầu cần rửa sạch mũi 1-2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý. Mẹ bầu cũng cần giữ nhà cửa sạch sẽ, không được nuôi vật nuôi trong nhà, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi và tránh ăn các thực phẩm trứng, hải sản...
Các bệnh về da khi mùa đông đến
Mùa đông hanh khô cộng thêm việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai dẫn đến mẹ bầu dễ bị các bệnh về da. Các triệu chứng phổ biến như nẻ da, khô da, bong tróc da, ngứa và rạn da. Mẹ bầu nên thoa kem dưỡng ẩm trước khi ra khỏi nhà và nên thoa dầu trị rạn ngay từ khi bắt đầu mang thai để tránh rạn da vùng bụng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng cần phải uống nhiều nước, từ 1,5-2l mỗi ngày.
Bà bầu có thể bị viêm da cơ địa, gây cho cơ thể khó chịu trong mùa đông. (Ảnh minh hoạ).
Trĩ và táo bón - Căn bệnh điển hình của phụ nữ mang thai
Vào mùa đông, bà bầu thường ít vận động hơn cộng thêm việc ăn uống ít chất xơ, thừa chất sắt khiến việc mắc bệnh trĩ và táo bón trong mùa đông là rất phổ biến. Đặc biệt, đối với những bà bầu bị tăng cân nhiều hoặc công việc thường xuyên phải đứng quá lâu, ngồi quá lâu trong thời gian dài cũng dễ gây bị trĩ, táo bón.
Bà bầu cần cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể. (Ảnh minh hoạ)
Để phòng ngừa bị trĩ, táo bón khi mang thai, bà bầu cần sử dụng thường xuyên và cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể bằng các loại trái cây như lê (có thể ăn cả vỏ), quả bơ và các quả mọng nước; các loại rau như bông cải xanh, rau cải; các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bỏng ngô; các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh; các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, ... Đồng thời, hạn chế việc nhịn đi vệ sinh khi có nhu cầu bởi có thể gây ra tình trạng táo bón, là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu.