Chủ nhật, 19/01/2025 | 05:57
RSS

Nhận biết điểm khác biệt giữa vẩy nến và viêm da cơ địa

Thứ hai, 13/03/2023, 08:27 (GMT+7)

Vẩy nến và viêm da cơ địa là hai tình trạng bệnh trên da rất dễ nhầm lẫn nhưng lại có nguyên nhân khác nhau. Nhận biết các điểm khác giữa hai bệnh da liễu thường gặp này.

vẩy nến và viêm da cơ địa

Vẩy nến và viêm da cơ địa có triệu chứng khá giống nhau

Vẩy nến và viêm da cơ địa là bệnh ngoài da phổ biến và diễn biến lâu dài. Đây là hai loại bệnh không lây truyền giữa người với người. Vì ban đỏ trông hơi giống nhau nên việc chẩn đoán bệnh ban đầu có thể khó khăn mà có khi phải sinh thiết mẫu da để có phán đoán chính xác.

Điểm khác biệt về triệu chứng giữa vẩy nến và viêm da cơ địa

Dù bạn có thể nghĩ rằng khi đang bị nổi mề đay kèm ngứa ngáy khó chịu thì không ai quan tâm đến có gì khác biệt. Nhưng đây là cách giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh cũng như đưa ra giải pháp hiệu quả.

Điểm đặc trưng của viêm da cơ địa

Vẩy nến và viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa gây ngứa nhiều hơn so với vẩy nến

Viêm da cơ địa hay còn gọi là viêm da dị ứng, eczema có thể gây ngứa da với các vết sưng nhỏ màu đỏ hoặc mảng phát ban da có màu đỏ tới nâu xám. Một số điểm đặc trưng bao gồm:

  • Ngứa là tình trạng thường gặp và ngứa nhiều hơn so với bệnh vẩy nến
  • Gãi có thể khiến sưng rỉ chất lỏng và đóng vảy
  • Tình trạng thường bắt đầu từ lúc còn ít tuổi và có thể tiến triển tiếp tục tới tuổi trưởng thành
  • Vị trí phát ban đỏ thường gặp nhất là má, bên trong khuỷu tay, sau đầu gối và trên cổ
  • Người bị viêm da dị ứng cũng có nhiều khả năng bị hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. Hơn nữa tiền sử gia đình bị hen suyễn khiến người đó có nguy cơ bị viêm da cơ địa cao hơn.

Các điểm đặc trưng của bệnh vẩy nến

Các vảy màu đỏ hoặc bạc trên da là những điểm điển hình giúp phân biệt bệnh vẩy nến với viêm da dị ứng. Mảng bám bắt đầu bởi những vết sưng tròn nhỏ phát triển lớn hơn và tạo thành vảy. Gãi vùng phát ban có thể làm bong vảy ra khỏi da dẫn tới chảy máu.

Phát ban hoặc mảng vẩy nến trên da có thể bùng phát ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể (bao gồm cả móng tay). Tuy nhiên, các khu vực phổ biến sau thường xuất hiện tình trạng vẩy nến:

  • Da đầu
  • Bên ngoài khuỷu tay
  • Đầu gối
  • Trên đốt ngón tay
  • Lưng
  • Mông

Vẩy nến thường gặp ở những người có độ tuổi từ 15 tới 25 tuổi, nhưng không có giới hạn rõ ràng về độ tuổi.

Không như bệnh viêm da dị ứng, vẩy nến còn ảnh hưởng tới khớp – gọi là viêm khớp vẩy nến. Ngoài ra, vẩy nến cũng khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim và bệnh Crohn.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa và vẩy nến

Vẩy nến và viêm da cơ địa

Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa rất khó phỏng đoán

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại bệnh ngoài da này chính là nguyên nhân gây bệnh chứ không phải triệu chứng.

Vẩy nến là một bệnh tự miễn dịch nghĩa là hệ miễn dịch bị rối loạn chức năng và các tế bào da phát triển quá nhanh. Hệ quả là các tế bào bắt đầu chống chất lên bề mặt da, tạo thành vảy trắng.

Bệnh viêm da cơ địa (chàm da) thì nguyên nhân phức tạpkhó xác định hơn nhiều. Có nhiều yếu tố do di truyền, đồ ăn hoặc môi trường có thể kích hoạt phát ban đỏ.

Tác động của ánh mặt trời với bệnh chàm và vẩy nến

Vẩy nến và viêm da cơ địa

Da bị vẩy nến sẽ dễ chịu hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tuy có ban đỏ khá giống nhau nhưng hai bệnh chàm và vẩy nến lại khác biệt dưới tác động của nhiệt độ cao. Người bị viêm da cơ địa sẽ khá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. thời tiết quá nóng có thể gây đổ mồ hôi nhiều dẫn tới phát ban bùng lên trên da.

Trong khi đó, người bệnh vẩy nến lại đáp ứng tốt với ánh nắng mặt trời. Bởi tia cực tím UVB trong ánh mặt trời có khả năng làm chậm sự phát triển bất thường của tế bào da. Vì vậy, đây được xem như một phương pháp điều trị bệnh vẩy nến.

Tuy nhiên, người bệnh vẩy nến không nên phơi nắng quá lâu. Bởi nếu không sử dụng kem chống nắng hoặc tiếp xúc với ánh nắng quá lâu có thể gây ra nám hoặc đốm đỏ trên da.

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa và vẩy nến

Vẩy nến và viêm da cơ địa

Cả vảy nến và viêm da cơ địa đều cần phải bôi kem để giảm ngứa và mẩn đỏ

Nếu trên da xuất hiện các mảng đỏ, ngứa trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể mà uống thuốc kê đơn không hết thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Tại đây bạn sẽ được chẩn đoán và kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ da liễu có nhiều kinh nghiệm sẽ nhận ra được mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp bệnh để đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.

Tuy có nhiều yếu tố khác biệt nhưng phương pháp điều trị cả vẩy nến và viêm da dị ứng lại khá giống nhau. Thông thường sẽ cần kết hợp:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: nhằm mục tiêu giúp làm giảm các triệu chứng ngứa rát trên da và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng histamine: giúp giảm ngứa trên da.
  • Kháng sinh bôi hoặc uống: nếu như có chảy máu và nhiễm trùng da.
  • Thuốc bôi trên da: thường là thuốc được kê toa, dùng để bôi lên vùng da bị phát ban.
  • Quang trị liệu: là liệu pháp ánh sáng, khi sử dụng máy tạo ra ánh sáng UVB. Quang trị liệu là một biện pháp điều trị an toàn – người bệnh chỉ tiếp xúc với lượng ánh sáng UVB lành mạnh, được kiểm soát và quy trình này được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Quá trình này giúp giảm viêm, ngứa, đồng thời tăng khả năng chống chịu vi khuẩn trên da.
  • Sinh học: là những loại thuốc có thể nhắm mục tiêu vào kháng nguyên khiến bạn có phản ứng viêm. Chúng thường được tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Thuốc kiểm soát hệ miễn dịch: đây là các loại thuốc để kiểm soát phản ứng của hệ miễn dịch và giảm viêm. Thuốc này sẽ được kê nếu bạn đang bị viêm nghiêm trọng.

Sử dụng kem bôi thảo dược làm dịu làn da bị vẩy nến và viêm da cơ địa

Đối với các loại bệnh ngoài da kéo dài như vẩy nến và chàm, việc thường xuyên bôi kem có chứa kháng sinh hay corticoid dễ gây nhờn thuốc hoặc kèm theo tác dụng phụ trên cơ thể. Vì thế, xu hướng mới hiện nay chính là kết hợp bôi kem thảo dược có thành phần từ thiên nhiên an toàn và lành tính.

Một số loại thảo dược làm dịu da, thanh nhiệt như: lá trầu không, trà xanh, lô hội, bạch chỉ,… có thể giúp làm dịu da, giảm mẩn đỏ, ngứa rát hiệu quả. Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.

Hiện sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Khi bị nổi mẩn ngứa do chàm da hay vẩy nến bạn có thể bôi kem trực tiếp lên tổn thương mỗi ngày từ 1 – 3 lần cho tới khi hết triệu chứng.

Kem Nhất Nhất

Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, giảm đau, cho vết thương nhanh lành

Vẩy nến và viêm da cơ địa

Công dụng:

• Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.

• Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.

• Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.

• Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.

• Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

Cách dùng:

• Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.

• Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.

• Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần. 

• Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.

Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.

Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337

Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/kem-nhat-nhat.html

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại