Chủ nhật, 19/01/2025 | 09:13
RSS

Bật mí các phương pháp điều trị mề đay mãn tính hiệu quả

Thứ ba, 14/02/2023, 12:41 (GMT+7)

Nổi mề đay mãn tính là một phản ứng ngoài da gây ngứa rát khó chịu kèm theo mẩn đỏ kéo dài. Tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và phương pháp điều trị hiệu quả.

Điều trị mề đay mãn tính

Điều trị mề đay mãn tính có thể cần kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống

Nổi mề đay mãn tính là gì?

Nổi mề đay mãn tính là những nốt phát ban kéo dài hơn sáu tuần và thường xuyên tái phát trở lại sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thông thường, nguyên nhân gây ra tình trạng mề đay mãn tính sẽ không rõ ràng. Bác sĩ cũng không nắm rõ được đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay mãn tính.

Các vết mẩn đỏ thường bắt đầu như những mảng ngứa sau đó chuyển thành các vết sưng có kích thước khác nhau. Thường các vết này sẽ bắt đầu và mờ một cách ngẫu nhiên mà có thể chúng ta không nắm rõ thời gian.

Mề đay mãn tính có thể sẽ rất khó chịu và cản trở giấc ngủ cũng như việc tham gia vào các hoạt động thường ngày. Đối với phần lớn trường hợp thì sử dụng thuốc kháng histamine sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả.

Triệu chứng nổi mề đay mãn tính

mề đay mãn tính

Nổi mề đay mãn tính sẽ dẫn tới hàng loạt vết mẩn đỏ trên da

Các triệu chứng của nổi mề đay mãn tính bao gồm:

  • Hàng loạt vết mẩn đỏ có thể phát sinh ở bất kỳ đâu trên cơ thể.
  • Các đường viền có thể có màu đỏ, tím hoặc màu da, tùy thuộc vào màu da của bạn.
  • Các vết mẩn ngứa có kích thước khác nhau, thay đổi hình dạng và xuất hiện, mờ đi nhiều lần.
  • Ngứa ngáy có thể xảy ra dữ dội.
  • Sưng đau (phù mạch) quanh mắt, má hoặc môi.
  • Nổi mề đay do tăng nhiệt độ, tập thể dục hoặc căng thẳng kéo dài.
  • Các triệu chứng kéo dài hơn sáu tuần và tái phát thường xuyên vào bất cứ thời gian nào đôi khi kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Nguyên nhân dẫn tới mề đay mãn tính

mề đay mãn tính

Làm việc trong thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời có thể dẫn tới nổi mề đay

Theo quan niệm dân gian hay từ lời truyền miệng, những người bị nổi mề đay thường do suy giảm chức năng gan gây ra. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì đây là một cách giải thích chưa thuyết phục.

Chỉ có khoảng 20 – 30% trường hợp nồi mề đay mãn tính là xác định được nguyên nhân, chủ yếu là do yếu tố ngoại cảnh gây ra. Cụ thể do:

  • Tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh.
  • Làm việc trong thời gian dài dưới ánh sáng mặt trời.
  • Bị áp lực trên da như mặc quần áo chật, dùng thắt lưng chặt.
  • Tập thể thao
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng thường xuyên.
  • Do một số bệnh mãn tính như: bệnh tuyến giáp, ung thư…

Tuy nhiên, khoảng 70 – 80% các trường hợp người bệnh nổi mề đay mạn tính không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, được gọi là mề đay mãn tính tự phát.

Ngoài ra, người mắc phải bệnh nội khoa tiềm ẩn cũng có thể dẫn tới nổi mề đay mãn tính gồm:

  • Nhiễm Helicobacter pylori
  • Nhiễm trùng mạn tính
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Các bệnh tự miễn trong đó có bệnh tuyến giáp

Chẩn đoán bệnh mề đay mãn tính

Để chẩn đoán mề đay mãn tính, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bệnh và xem xét làn da khi nổi mề đay. Một trong những điểm nổi bật của bệnh là các nốt phát ban xuất hiện và biến mất một cách ngẫu nhiên.

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị người bệnh ghi nhật ký theo dõi:

  • Hoạt động thường ngày
  • Các loại thuốc, thực phẩm chức năng, Đông dược mà bạn đang sử dụng
  • Các loại đồ ăn và đồ uống
  • Vết mẩn đỏ xuất hiện ở đâu và sẽ mất bao lâu chúng mờ đi và liệu có để lại vết bầm tím hay dấu vết nào khác hay không
  • Phát ban có kèm sưng đau hay không

Bạn cũng có thể xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng của mình. Chẩn đoán chính xác sẽ tìm được cách điều trị phù hợp. Để làm rõ chẩn đoán, bác sĩ có thể lấy mẫu da để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Phương pháp điều trị mề đay mãn tính

mề đay mãn tính

Có thể kết hợp sử dụng thuốc để giảm triệu chứng nổi mề đay

Điều trị mề đay mãn tính thường bắt đầu bằng việc sử dụng thuốc chống ngứa không kê đơn (thuốc kháng histamine). Nếu những phương pháp điều trị này không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị thử một hoặc kết hợp các phương pháp điều trị sau:

Thuốc chống ngứa theo toa

Phương pháp điều trị thông thường cho nổi mề đay mãn tính là sử dụng thuốc kháng histamine theo toa không gây buồn ngủ. Những loại thuốc này có khả năng giúp làm giảm ngứa, sưng tấy và các triệu chứng dị ứng khác.

Đối với người bị nổi mề đay mãn tính thì việc sử dụng hàng ngày các loại thuốc này giúp ngăn chặn giải phóng histamine gây ra triệu chứng. Ví dụ bao gồm:

  • Cetirizin
  • Desloratadine (Clarinex)
  • Fexofenadin

Những loại thuốc này có ít tác dụng phụ. Nếu như thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ không giúp ích cho bạn, bác sĩ có thể tăng liều lượng hoặc thêm một số loại thuốc kháng histamine khác.

Một số loại thuốc khác

Nếu như sử dụng thuốc chống ngứa theo toa không giúp làm dịu triệu chứng của bạn, một số loại thuốc khác có thể đem lại lợi ích. Cụ thể:

  • Famotidin (Pepcid AC)
  • Montelukast (Sigulair)
  • Doxepin (Silenor, Zonalon)
  • Cimetidin (Tagamet HB)
  • Nizatidine (Axit AR)
  • Ranitidine (Zantac)
  • Omalizumab (Xolair)

Đối với tình trạng nổi mề đay mãn tính kháng lại các phương pháp điều trị này, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giúp làm dịu hệ miễn dịch hoạt động quá mức.

Giải pháp khắc phục nổi mề đay mãn tính ngay tại nhà

mề đay mãn tính

Tắm vòi hoa sen sẽ giúp làm dịu làn da đang bị mẩn đỏ kích ứng

Người bị phát ban mãn tính có thể tiếp tục sử dụng thuốc trong nhiều tháng và nhiều năm nên sẽ ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ hay các hoạt động khác. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dưới đây để giúp kiểm soát tình trạng:

  • Tránh các yếu tố kích hoạt: Bao gồm thực phẩm, thuốc men, phấn hoa, vẩy da thú cưng, nhựa mủ và côn trùng đốt. Nếu bạn cho rằng vết mẩn đỏ trên da là do sử dụng một loại thuốc nào đó, thì hãy ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ. Một số nghiên cứu cho rằng căng thẳng hoặc mệt mỏi có thể gây phát ban.
  • Sử dụng thuốc chống ngứa không kê đơn: Thuốc chống ngứa không kê đơn không gây buồn ngủ có thể giúp giảm ngứa. Các ví dụ bao gồm loratadine và cetirizine.
  • Chườm lạnh: Làm dịu da bằng cách chườm khăn lạnh lên vùng da bị ngứa hoặc chườm đá lạnh lên đó trong vài phút.
  • Tắm vòi hoa sen hoặc bồn tắm: Một số người có thể giảm ngứa trong thời gian ngắn bằng cách tắm nước mát. Có thể rắc baking soda hoặc bột yến mạch vào nước tắm.
  • Thoa kem dưỡng da chống ngứa hoặc kem dưỡng da: Thử một loại kem với tinh dầu bạc hà để có tác dụng làm dịu.
  • Mặc quần áo cotton rộng rãi, có kết cấu mịn: Tránh mặc quần áo thô ráp, bó sát, dễ trầy xước hoặc ngứa da.
  • Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời: Thường xuyên thoa kem chống nắng khoảng nửa giờ trước khi ra ngoài trời.
  • Theo dõi các triệu chứng: Ghi nhật ký về thời gian và địa điểm nổi mề đay, bạn đang làm gì, ăn gì…

Sử dụng kem thảo dược làm dịu làn da bị mề đay mãn tính

Bên cạnh việc thay đổi các thói quen và sử dụng thuốc điều trị thì người bệnh nổi mề đay mãn tính có thể tham khảo thêm việc bôi kem thảo dược. Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm sẽ giúp làm dịu ngứa, tiêu viêm đối với vùng da bị nổi mề đay. Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO Dược phẩm Nhất Nhất.

Cách sử dụng: bôi kem trực tiếp lên bề mặt tổn thương trên da từ 1 – 3 lần mỗi ngày cho tới khi hết triệu chứng.

Hiện kem bôi thảo dược đã có ở các nhà thuốc trên toàn quốc.

Kem Nhất Nhất

Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành

mề đay mãn tính

Thành phần:

Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.

Công dụng:

Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.

Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.

Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.

Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.

Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

Cách dùng:

Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.

Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.

Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần. 

Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.

Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.

Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337

Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/kem-nhat-nhat.html

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại