Nổi mề đay do lạnh được coi là một loại dị ứng thời tiết thường xảy ra trong mùa đông. Khi nhiệt độ hạ xuống, một số người mẫn cảm với lạnh có thể xuất hiện mề đay tại một vùng da hay trên toàn cơ thể.
Mề đay do lạnh chính là những phản ứng của da sau khi tiếp xúc với hơi lạnh. Lúc này, trên da thường bị nổi ban đỏ, các nốt sần sùi kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Nghiêm trọng hơn, một số người có thể bị sưng mặt, sưng lưỡi hay phù nề thanh quản gây ảnh hưởng tới đường thở.
Nếu bệnh nhân bị nổi mề đay toàn thân thì được coi là trường hợp cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng như khó thở, sốc phản vệ. Nếu không cứu chữa kịp thời có thể dẫn tới suy hô hấp, tử vong.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của hiện tượng nổi mề đay do lạnh. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc nghiên cứu, đã cho thấy rằng những người thuộc nhóm dưới đây có nguy cơ cao hơn so với người khác:
- Bệnh nhân mắc các chứng bệnh nhiễm virus, vi khuẩn như: viêm phổi, viêm họng cấp,... nên các tế bào trên da rất nhạy cảm với nhiệt độ. Chúng dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng ra các chất trung gian hóa học vào máu như histamin gây ban đỏ, ngứa và đôi khi là sốc phản vệ.
- Đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Nhóm tuổi này chiếm tới 80% các trường hợp mắc bệnh.
- Người bệnh mắc các bệnh mãn tính như viêm gan B, ung thư bệnh về gan,...
- Nổi mề đay do lạnh cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Những người nào có trong gia đình có người mắc thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
- Những người tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Thông thường, mức nhiệt đủ để gây bệnh là dưới 4 độ C. Nhưng có một số trường hợp mắc bệnh ở nhiệt độ thấp hoặc cao hơn, phụ thuộc nhiều vào cơ địa.
Triệu chứng nổi mề đay do lạnh.
Khi thấy các dấu hiệu của bệnh nổi mề đay, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra dù triệu chứng xuất hiện nhẹ hay nặng. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bệnh, từ đó giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm như: khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ.
Bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ về tiền sử của bệnh, yếu tố di truyền hay các bệnh nhiễm khuẩn mà bạn đang mắc. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm test kích thích với yếu tố lạnh. Bài kiểm tra này khá đơn giản, chi phí rẻ và có độ chính xác cao. Nếu kết quả dương tính thì có nghĩa là bạn được xác định là bị nổi mề đay do lạnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phải thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn, bệnh về gan mật hay ung thư để tìm được nguyên nhân chính xác.
Khi đã có kết quả rồi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị triệu chứng với những người không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Còn các trường hợp đã các định được lý do thì sẽ điều trị trực tiếp theo nguyên nhân đó.
Để ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn cần lưu ý tránh tiếp xúc với yếu tố lạnh. Trong mùa đông, bạn nên giữ ấm cơ thể, mặc đồ bảo hộ đầy đủ, tránh uống nước đá và ăn thức ăn lạnh như kem, đá bào. Với những bệnh nhân nổi mề đay không rõ nguyên do thì nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về cách phòng tránh nhé.