Thứ bảy, 18/01/2025 | 15:56
RSS

Tổng hợp các cách trị nổi mề đay tại nhà và phòng ngừa tái phát

Thứ bảy, 10/12/2022, 11:05 (GMT+7)

Nổi mề đay là một phản ứng dị ứng da gây ngứa ngáy khó chịu. Tìm hiểu các cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả và các phương pháp phòng ngừa bệnh tái phát.

cách trị nổi mề đay

Khám phá cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả

Nổi mề đay là gì?

Phát ban hay còn gọi là mề đay là những nốt mẩn ngứa, nổi lên trên da thường có màu đỏ, hồng hoặc màu da và đôi khi sẽ có kèm theo cảm giác châm chích và đau. Trong hầu hết các trường hợp phát ban là do dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm hoặc phản ứng với chất kích thích trong môi trường.

Trong nhiều trường hợp, phát ban là một vấn đề cấp tính trong thời gian ngắn có thể thuyên giảm nếu sử dụng thuốc dị ứng. Hầu hết các nốt phát ban đều tự biến mất.

Tuy nhiên, các trường hợp nổi mề đay mãn tính diễn ra kèm theo phát ban lớn và phản ứng dị ứng nghiêm trọng là vấn đề cần được quan tâm hơn.

Nguyên nhân gây ra nổi mề đay

cách trị nổi mề đay

Phát ban nổi mề đay có nhiều nguyên nhân gây ra

Mề đay phát ban thường xảy ra do phản ứng dị ứng với một chất kích ứng gặp phải ngoài môi trường hoặc ăn uống vào trong người. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin vào máu. Histamin là một hóa chất mà cơ thể tạo ra để cố gắng tự bảo vệ mình khỏi nhiễm trùng và những vật thể lạ xâm nhập từ bên ngoài. Đối với một số người, histamin có thể gây sưng, ngứa và triệu chứng tương tự như phát ban. Dị ứng nổi mề đay thường có thể do phấn hoa, sử dụng thuốc, ăn đồ ăn gây dị ứng, bị côn trùng cắn.

Nổi mề đay cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như căng thẳng, mặc quần áo quá chật, tập thể dục, mắc bệnh hoặc nhiễm trùng… Tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể gây kích ứng da.

Chính vì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra dị ứng nổi mề đay nên rất khó xác định được chính xác nguyên nhân thực sự là gì.

Triệu chứng bị phát ban nổi mề đay

cách trị nổi mề đay

Nổi mề đay là các tổn thương nổi trên da gây ngứa

Nổi mề đay mẩn ngứa thường có các đặc điểm sau:

  • Các tổn thương da nổi lên đặc trưng có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể
  • Các vết thường xuất hiện theo đợt
  • Bị ngứa
  • Vết nổi ban có màu hồng, đỏ hoặc màu da
  • Khi ấn vào nốt mề đay màu sẽ nhạt hơn
  • Vết sưng thường kéo dài không quá 24h nhưng nhiều nốt mề đay mới có thể hình thành
  • Kích thước vết phát ban từ bằng đầu kim cho tới vài cm

Các nốt phát ban không phải lúc nào cũng nổi như da gà. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng:

  • Đốm nhỏ
  • Đường nét mỏng, nhô cao

Thời gian xuất hiện tổn thương trên da sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nổi mề đay.

Người bị nổi mề đay do tiếp xúc, da phản ứng với chất gây dị ứng, như mủ cao su hoặc chất gây dị ứng, thì phản ứng xảy ra chỉ 10 – 60 phút sau khi tiếp xúc và kéo dài sau đó 24h.

Người bị dị ứng thực phẩm, phát ban thường xuất hiện trong vòng 1 giờ. Phản ứng với chất tạo màu thực phẩm và các chất phụ gia khác có thể xuất hiện sau 12 – 24 giờ. Phản ứng với thuốc có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc muộn hơn nhiều, thậm chí nhiều năm sau khi bắt đầu sử dụng thuốc.

Một số trường hợp, phát ban kéo dài trong vài ngày. Những người bị phát ban mãn tính có thể có các triệu chứng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Phương pháp chẩn đoán nổi mề đay

cách trị nổi mề đay `

Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố có nguy cơ kích hoạt nổi mề đay

Đối với các trường hợp tình trạng nổi mề đay xuất hiện ngay khi có yếu tố kích hoạt, ví dụ như sau khi vừa ăn hải sản hoặc ăn lạc và bùng phát trong thời gian ngắn. Còn phần lớn các trường hợp nổi mẩn ngứa phát ban cần phải theo dõi trong thời gian dài vì có rất nhiều khả năng có thể xảy ra.

Một đợt phát ban cấp tính thường không cần phải xét nghiệm nhiều vấn đề. Nếu bác sĩ nghi ngờ dị ứng thực phẩm, hãy cân nhắc theo dõi đồ ăn hàng ngày của bạn. Đây là cách giúp bạn biết được liệu có phải thực phẩm gây nổi mề đay hay không.

Người bị phát ban mãn tính nên đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán. Bác sĩ thường hỏi về tiền sử gia đình, các chất mà người bệnh đã tiếp xúc ở nhà và tại nơi làm việc, tiếp xúc với vật nuôi hoặc động vật khác và bất kỳ loại thuốc nào mà người bệnh đã dùng trước đó.

Bác sĩ có thể cần soi da để tìm kiếm nguyên nhân gây dị ứng. Hoặc có thể cần xét nghiệm máu để biết được nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh.

Cách điều trị nổi mề đay tại nhà

Loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng

cách trị nổi mề đay

Tránh gãi và chà xát có thể khiến nốt mề đay nghiêm trọng hơn

Điều trị tận gốc nổi mề đay thì cần tìm được và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng tuy nhiên đây lại không phải việc dễ dàng với phần lớn trường hợp.

Một số cách đối phó khi đã xác định được nguyên nhân mẩn ngứa:

  • Thực phẩm: Không ăn loại thực phẩm được xác định là nguyên nhân dẫn tới nổi mề đay.
  • Chà xát hoặc gãi: Tránh dùng các loại xà phòng có khả năng tẩy rửa mạnh. Tắm đều đặn có thể giúp giảm ngứa và gãi nhiều – vì cọ xát nhiều sẽ khiến mề đay nghiêm trọng hơn.
  • Mặc quần áo quá chật: Lựa chọn các loại quần áo rộng rãi để tránh gây cọ xát làm mẩn ngứa da.
  • Nhiệt độ: Nếu bạn bị phát ban mề đay khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, tránh bơi một mình ở vùng nước lạnh và luôn mang theo dụng cụ tiêm tự động epinephrine (tiêm khi có phản ứng dị ứng). Tránh tiếp xúc với không khí lạnh, đeo khẩu trang và quàng khăn khi trời lạnh. Nếu phải đi ra ngoài trong thời tiết lạnh giá, hãy mặc quần áo ấm.
  • Ánh nắng gắt: Nên mặc quần áo kín khi đi ra nắng, chú ý bôi kem chống nắng thường xuyên.
  • Sử dụng thuốc: Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay nếu nghi ngờ loại thuốc đang dùng gây nổi mề đay mẩn ngứa.

Thông thường, phát ban mãn tính thường được đề nghị sử dụng thuốc chống ngứa không kê đơn. Bác sĩ cũng có thể kê đơn một số loại thuốc:

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có tác dụng ngăn chặn ảnh hưởng của histamin – một chất hóa học trong cơ thể, có thể gây ra các phản ứng nổi mề đay dị ứng trên da. Thuốc kháng histamin có hiệu quả đối với mẩn ngứa nổi mề đay và có ít tác dụng phụ khi sử dụng kéo dài. Bác sĩ có thể kê kết hợp 2 hoặc 3 loại thuốc kháng histamine để điều trị phát ban trên da, kết hợp với chườm lạnh hoặc dầu dưỡng chống ngứa để giảm triệu chứng.

Thuốc chống viêm corticosteroid

Đợt mề đay nghiêm trọng có thể yêu cầu sử dụng thuốc chứa prednisone – một loại thuốc corticosteroid để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Phương pháp phòng chống nổi mề đay

cách trị nổi mề đay

Nên tắm bằng loại sữa tắm dịu nhẹ

Để ngăn ngừa tái phát mẩn ngứa nổi mề đay, bạn nên:

  • Chọn loại sữa tắm dịu nhẹ hoặc không có mùi thơm, chú ý bước dưỡng da sau khi rửa sạch để tránh da bị khô ráp.
  • Sử dụng thuốc kháng histamin nếu như số lượng phấn hoa tăng cao, nếu như phấn hoa là tác nhân gây kích hoạt nổi ban.
  • Lưu trữ thông tin về thực phẩm đã ăn để biết được mình dị ứng với loại thức ăn gì.
  • Áp dụng thiền và các kỹ thuật thư giãn khác để kiểm soát căng thẳng.

Sử dụng sản phẩm kem bôi thảo dược – Giúp mề đay mẩn ngứa nhanh giảm

Từ các loại dược liệu tự nhiên, kem bôi thảo dược có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm đau nên giúp cho các vết mề đay mẩn ngứa nhanh chóng được làm dịu, giảm sưng ngứa hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO và phân phối rộng khắp tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Tiêu biểu như Kem Nhất Nhất.

Trường hợp gặp phải mề đay lở ngứa bạn nên bôi kem trực tiếp lên tổn thương, để thoáng khí. Mỗi ngày bôi 1 – 3 lần cho tới khi hết triệu chứng. Vì có thành phần từ dược liệu, sản phẩm an toàn lành tính và có thể dùng được cho cả trẻ em.

Kem Nhất Nhất

cách trị nổi mề đay Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, giảm đau, cho vết thương nhanh lành

Công dụng:

• Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.

• Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.

• Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.

• Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.

• Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.

 

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại