Theo bác sĩ Nguyễn Thành Nhân – Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh gai đốt sống cổ càng cao. Đặc biệt là nhóm người trên 65 tuổi.
Trước đây, người ta thường quan niệm bệnh gai đốt sống cổ là căn bệnh của tuổi già. Ngày nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị thoái hóa cột sống, đặc biệt là bệnh gai đốt sống cổ (hay gai cột sống cổ).
Ngày càng nhiều người trẻ tuổi bị bệnh gai đốt sống cổ
Nguyên nhân nào gây bệnh gai đốt sống cổ?
Lão hóa
Đây được xem là nguyên nhân gây ra bệnh gai đốt sống cổ và nhiều căn bệnh khác ở người cao tuổi. Theo tuổi tác, các đĩa đệm ngày càng thoái hóa, dần dần bị phá vỡ, mất chất lỏng và trở nên cứng hơn. Các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng trở nên ít xốp hơn trước. Xương và dây chằng ngày càng dày hơn, xâm lấn vào không gian của ống sống.
Tuy nhiên, lão hóa không phải là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người trẻ tuổi bị bệnh gai đốt sống cổ.
Sai tư thế
Ngồi làm việc sai tư thế, cúi đầu xuống điện thoại nhiều giờ liền… gây đau mỏi cổ, cứng khớp, làm tăng nguy cơ gây bệnh gai đốt sống cổ. Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cứng cổ, mỏi cổ, gai đốt sống cổ, thậm chí thoái hóa đốt sống cổ ở những người trẻ tuổi.
Ngồi làm việc sai tư thế dễ bị gai đốt sống cổ
Chấn thương cổ
Chấn thương ở cổ do chơi thể thao ngã xe cũng có thể gây ra bệnh lý cột sống cổ.
Triệu chứng bệnh gai đốt sống cổ
• Cổ cứng và đau
• Đau nhức đầu, cơn đau lan từ cổ
• Đau vai hoặc cánh tay
• Khó quay đầu hoặc quay cổ
• Ảnh hưởng đến khả năng lái xe
• Quay cổ gây ra tiếng động trong xương.
Các triệu chứng này thường nghiêm trọng nhất vào buổi sáng và cuối ngày, tuy nhiên sẽ cải thiện sau khi nghỉ ngơi.
Nếu gai đốt sống gây áp lực lên tủy sống, nó có thể gây ra bệnh tủy sống cổ.
Các triệu chứng của bệnh tủy sống cổ gồm:
• Đau nhói, tê và/hoặc yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân
• Khó phối hợp và đi lại khó khăn
• Phản xạ bất thường
• Co thắt cơ bắp
• Mất kiểm soát bàng quang và ruột
Điều trị gai đốt sống cổ như thế nào?
• Nghỉ ngơi
• Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
• Thuốc giảm đau
• Nắn chỉnh cột sống
• Sử dụng nẹp cổ để hạn chế cử động và giúp giảm đau
• Áp dụng vật lý trị liệu: Liệu pháp nhiệt và lạnh, lực kéo...
• Tiêm thuốc (corticosteroid và gây tê cục bộ) vào các khớp của cột sống hoặc khu vực xung quanh cột sống, được gọi là tiêm steroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp cổ.
• Châm cứu, xoa bóp giúp giảm đau.
Châm cứu giúp giảm đau khi bị bệnh gai đốt sống cổ
Bệnh gai đốt sống cổ khi nào cần phẫu thuật?
Gai đốt sống cổ là bệnh mạn tính, nhưng trong hầu hết các trường hợp, bệnh không tăng nặng. Rất ít trường hợp cần phẫu thuật, chủ yếu được yêu cầu nếu có áp lực lên tủy sống và dây thần kinh, hoặc mất chức năng nghiêm trọng. Ví dụ như bệnh nhân bị mất dần cảm giác và chức năng ở tay, chân, bàn chân hoặc ngón tay.
Người bệnh sẽ được phẫu thuật để loại bỏ một đĩa hoặc mảnh xương đang ép vào các dây thần kinh, sau đó hợp nhất các đốt sống gần đó, hoặc thay thế một đĩa bị hỏng bằng một đĩa nhân tạo.
Điều trị bệnh gai đốt sống cổ bằng thuốc Đông y
Hầu hết các bệnh nhân gai đốt sống cổ thường dùng các loại thuốc Tây để giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng, không tác động đến nguyên nhân gây bệnh, bởi vậy, trong mỗi đợt bùng phát, người bệnh lại phải tìm đến thuốc. Dùng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm thường xuyên không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn làm tăng gánh nặng cho gan, thận.
Để tránh những tác dụng phụ này, hiện nay ngày càng có nhiều bệnh nhân xương khớp tìm hiểu và sử dụng thuốc Đông y từ thảo dược tự nhiên để trị bệnh. Bài thuốc trị bệnh xương khớp bí truyền trong dân gian có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp được đông đảo bệnh nhân sử dụng. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền
công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, cho ra đời sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 có hiệu quả vượt trội.
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 trị bệnh xương khớp, hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai cột sống, phòng ngừa bệnh tái phát, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.