Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:39
RSS

Viêm khớp dạng thấp khác gì viêm xương khớp thông thường?

Thứ tư, 06/11/2019, 15:06 (GMT+7)

Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp là hai dạng bệnh khớp thường gặp. Bản chất đây là hai bệnh khác nhau hoàn toàn, phân biệt đúng sẽ có giải pháp điều trị hiệu quả.

viêm khớp dạng thấp
Về bản chất viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp thông thường hoàn toàn khác nhau

Cơ chế gây bệnh khác nhau

Viêm khớp dạng thấp bản chất là một bệnh tự miễn. Hệ miễn dịch của người bệnh “hiểu nhầm” và tấn công vào các bao hoạt dịch của khớp, dẫn đến sưng, đau khớp và cuối cùng có thể dẫn đến biến dạng khớp và gây tàn phế. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ, các nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có liên quan đến yếu tố di truyền. 

Viêm xương khớp phổ biến hơn, nguyên nhân là sự thoái hóa của tổ chức sụn nằm trên đầu xương khớp. Các yếu tố nguy cơ khác của viêm xương khớp bao gồm: di truyền, chấn thương, béo phì hoặc thừa cân, áp lực lên khớp lặp đi lặp lại.

Đặc điểm bệnh khác nhau

1. Khu vực bị ảnh hưởng

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể.

Viêm xương khớp xảy ra khi sụn bị bào mòn, thoái hóa và đầu xương chạm vào nhau gây đau dữ dội. Bệnh hay gây đau ở các khớp cử động nhiều như đầu gối, ngón tay, cổ tay.

viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường gây biến dạng ổ khớp

2. Khác biệt về triệu chứng

Có những điểm tương đồng và khác biệt trong các triệu chứng của viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp

Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm: Khớp đau và cứng; Sưng khớp; Khả năng vận động khớp bị hạn chế; Nóng đỏ quanh khớp; Độ cứng khớp buổi sáng kéo dài trong một giờ trở lên; Xuất hiện các nốt thấp; Tổn thương các khớp đối xứng; Tổn thương các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân; Bệnh tim, thận và phổi cũng có thể liên quan.

Các triệu chứng viêm xương khớp bao gồm: Đau khớp, đặc biệt là sau khi sử dụng lặp đi lặp lại khớp bị ảnh hưởng; Khớp cứng vào buổi sáng kéo dài đến 30 phút; Sưng và nóng các khớp sau khi không hoạt động; Sưng khớp làm hạn chế vận động khớp.

3. Khác biệt về cận lâm sàng

Có những điểm tương đồng trong chẩn đoán, chụp Xquang của một khớp bị ảnh hưởng có thể phát hiện một trong hai bệnh vừa nêu. Có thể chọc hút dịch khớp để phân tích thành phần. Kết quả của các xét nghiệm này giúp phân biệt giữa viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp.

viêm khớp dạng thấp

Hình ảnh của viêm xương khớp (bên trái) và viêm khớp dạng thấp (bên phải)

Xét nghiệm máu không thể giúp chẩn đoán bệnh viêm xương khớp, nhưng có thể giúp phát hiện viêm khớp dạng thấp. Sự kết hợp của khám sức khỏe xét nghiệm và tiền sử bệnh có thể giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm: Kiểm tra và phát hiện yếu tố thấp; Thử nghiệm protein phản ứng C; Kiểm tra Anti-CCP.

Phương pháp điều trị

Điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp có cả điểm giống nhau và khác biệt.

Điểm khác biệt trong điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp

Điều trị viêm xương khớp: tập trung làm giảm đau, giảm viêm và phục hồi chức năng khớp. Các thuốc thông thường gồm:

  • Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc nhóm steroid, thuốc giảm đau.
  • Các lựa chọn điều trị viêm xương khớp khác, bao gồm liệu pháp vật lý để ổn định và tăng cường các khớp bị ảnh hưởng, điều trị nhiệt, nghỉ ngơi và giảm cân.
  • Các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu và xoa bóp cũng được sử dụng.

Viêm khớp dạng thấp được điều trị: bằng cách sử dụng 5 loại thuốc chính:

  • Thuốc giảm đau;
  • Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs);
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs);
  • Chế phẩm sinh học;
  • Corticosteroid, bao gồm hydrocortisone và prednisone

Điểm giống nhau trong điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp thông thường:

Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp cũng có thể can thiệp phẫu thuật hoặc mở khớp khi có chỉ định. Hai loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị hai loại viêm khớp là: phẫu thuật thay khớp hoặc thủ thuật mở khớp; thủ thuật làm cứng khớp.

Điều trị bằng thuốc Đông Y thế hệ 2

Đối với các bệnh lý xương khớp bao gồm cả viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân thường phải điều trị kéo dài. Dùng thuốc Tây có ưu điểm là có tác dụng giảm đau nhanh tuy nhiên thường gây tác dụng phụ.

Thuốc giảm đau dùng phổ biến có thành phần paracetamol có thể làm tăng men gan; các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh tim mạch khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc, dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.

Ngoài việc kiểm soát đau bằng các thuốc giảm đau chống viêm tân dược, bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng các thuốc đông dược nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm và corticoid.

Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài. Thuốc Đông y cũng có hiệu quả lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì hiệu quả vẫn còn một thời gian chứ không bị mất ngay như thuốc Tây. 

Tuy vậy, đa phần các bài thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chưa có nghiên cứu bài bản nên hiệu quả chưa được kiểm chứng. Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO và được thực hiện các nghiên cứu đầy đủ giúp khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân. 

Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN