Thứ sáu, 22/11/2024 | 09:27
RSS

Nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo khi trẻ nghiện thiết bị công nghệ

Thứ năm, 16/03/2017, 09:54 (GMT+7)

Các chuyên gia cho rằng, nếu mỗi đứa trẻ tiếp xúc quá 3 tiếng với các thiết bị công nghệ như màn hình máy tính, máy tính bảng hay smartphone sẽ nguy hại khôn lường.

Tăng nguy mắc tiểu đường tuýp 2

Theo thông tin mới nhất trên báo Dân Trí, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu sức khỏe dân số và Viện khoa học Bệnh tim mạch London, cùng các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Y khoa Glassgow (Anh) vừa phân tích dữ liệu dựa trên gần 4.500 trẻ em trong độ tuổi từ 9 và 10 đến từ 200 trường tiểu học tại các thành phố ở Anh. Những đứa trẻ được hỏi về khoảng thời gian trong ngày chúng dùng để xem TV hoặc chơi game trên điện thoại, máy tính bảng hay máy vi tính...

Các nhà khoa học nhận thấy rằng những đứa trẻ dành nhiều thời gian “dán mắt” vào màn hình, từ TV, smartphone, máy tính bảng hay máy vi tính... đều có những dấu hiệu sinh học làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Những đứa trẻ này đều cho thấy dấu hiệu cơ thể của chúng không tốt trong quá trình chế biến đường, một tình trạng được gọi là kháng insulin, điểm đặc trưng của bệnh tiểu đường.

Thiết bị công nghệ không tốt cho trẻ nhỏ

Kháng insulin là tình trạng mà cơ, mỡ và tế bào gan không phản ứng đúng với insulin, một hoocmon kiểm soát lượng đường trong máu, là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đặc biệt, những đứa trẻ dành hơn 3 giờ mỗi ngày để sử dụng các thiết bị công nghệ sẽ có nguy cơ mắt tiểu đường tuýp 2 cao hơn 11% so với những đứa trẻ chỉ dành thời gian dưới 1 giờ mỗi ngày. Những đứa trẻ dành nhiều thời gian dùng các thiết bị công nghệ cũng có khối lượng mỡ cao hơn và lượng hoocmon gây ra sự thèm ăn cao hơn, dẫn đến nguy cơ bị béo phì.

Làm méo mó mối quan hệ với cha mẹ

Nếu trẻ dành quá nhiều thời gian để tương tác với màn hình điện thoại, máy tính sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng, trong nhiều trường hợp chúng tạo ra bức tường ngăn cách con cái với cha mẹ, theo báo VnExpress.

Gây nghiện

Điện thoại thông minh và máy tính bảng cho phép một đứa trẻ có được bất cứ điều gì chúng muốn chỉ với những nút bấm. Nó không dạy chúng điều độ, kiểm soát xung đột hoặc làm thế nào để thử thách chính mình, và đó là những đặc điểm của một cá tính gây nghiện.

Dễ nổi cơn thịnh nộ

Nếu ai đó đang có triệu chứng nghiện, họ sẽ nổi cơn tam bành nếu bạn bạn lấy mất đồ của họ và sẽ gây ra cảm giác xa cách - ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đưa điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để làm trẻ yên lòng khi chúng đang có cơn giận không phải là một ý tưởng hay. "Nếu các thiết bị này trở thành phương pháp chủ yếu để làm dịu và đánh lạc hướng con trẻ, chúng có thể sẽ phát triển các cơ chế tự điều chỉnh, khiến tính cách trẻ càng khó bảo hơn.

Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng hay các thiết bị đọc điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Ánh sáng phát ra từ màn hình ức chế hoóc môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của cơ thể.

Một nghiên cứu của Đại học Boston cho thấy, 60% các bậc cha mẹ ở Anh không giám sát việc sử dụng công nghệ của con em mình, 75% trẻ được phép dùng đồ công nghệ trong phòng ngủ. Bởi vì điều này mà 75% trẻ trong độ tuổi từ 9 đến 10 thiếu ngủ và làm điểm số ở trường đi xuống.


Theo Chất lượng Việt Nam