Thiếu máu ăn gì là băn khoăn của nhiều người
Để giải đáp thắc mắc thiếu máu ăn gì, trước hết cần nhận biết thế nào là thiếu máu, thiếu máu có dấu hiệu nhận biết hay không.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu được định nghĩa là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô và tế bào trong cơ thể. Thiếu máu được xác định khi nồng độ Hemoglobin thấp hơn các chỉ số quy định. Chỉ số này được phân biệt dựa vào giới tính và độ tuổi bao gồm:
Tuy nhiên việc thực hiện đo nồng độ Hemoglobin sẽ chỉ được thực hiện khi làm xét nghiệm công thức máu, điều này gây khó khăn cho nhiều người khi chưa có điều kiện thực hiện phân tích này. Do vậy, có thể bước đầu xác định thiếu máu dựa vào các triệu chứng và thay đổi chế độ ăn trong khi theo dõi sức khỏe xem có tiến triển hay không trước khi thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt khác.
Xét nghiệm công thức máu cho kết quả chính xác nhất về tình trạng thiếu máu
Thiếu máu có nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất là cảm giác mệt mỏi toàn thân không có nguyên do. Người bệnh thường sẽ nhận thấy cơ thể có cảm giác yếu mỏi, thiếu sức sống kéo dài trên 1 tuần. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, phổ biến nhất là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Việc hấp thụ không đủ lượng sắt khiến cơ thể không thể sản sinh ra hemoglobin, huyết sắc tố cần thiết để tạo nên lượng tế bào hồng cầu đầy đủ, giúp vận chuyển oxy cho cơ thể.
Các biểu hiện thiếu máu thường gặp
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu xấu trên, việc chủ động xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là vô cùng cần thiết. Thực phẩm cho người thiếu máu nên có hàm lượng sắt cao, đồng thời vẫn phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng gồm chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất; hạn chế những món ăn có hàm lượng chất béo và đường quá cao. Ngoài ra cần chú ý không ăn nhiều các loại thực phẩm gây cản trở hấp thu sắt.
Có 2 loại sắt được tìm thấy trong các loại thực phẩm là heme iron (nguồn sắt từ động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) và nonheme iron (nguồn sắt từ thực vật cũng như các loại thực phẩm tăng cường chất sắt). Cơ thể có thể hấp thu cả hai loại sắt này, tuy nhiên, heme iron dễ hấp thụ hơn so với nonheme iron.
Để trả lời cho câu hỏi thiếu máu ăn gì, đặc biệt là bệnh thiếu máu do thiếu sắt, có thể bổ sung chất sắt cho cơ thể từ các loại thực phẩm sau đây:
Rau xanh (đặc biệt là các loại có màu xanh thẫm) là nguồn cung cấp nonheme iron tốt nhất cho cơ thể, bao gồm: cải bó xôi, cải xoăn, cải xanh, bồ công anh. Ngoài ra, chế độ ăn uống chứa ít folate cũng sẽ gây ra chứng thiếu máu do thiếu folate. Các loại trái cây họ cam, đậu và ngũ cốc là nguồn cung cấp folate tốt cho cơ thể.
Bên cạnh đó, những loại rau củ giàu vitamin C như cam, ớt đỏ, dâu… giúp dạ dày tăng cường hấp thu sắt tốt hơn.
Tất cả các loại thịt đỏ và thịt gia cầm đều chứa heme iron. Bệnh nhân thiếu máu nên tiêu thụ thịt đỏ hay thịt gia cầm kèm với các loại thực phẩm chứa nonheme iron như rau xanh để giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.
Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu là những nguồn tốt nhất. Gia cầm và gà có lượng sắt thấp hơn. Ăn thịt hoặc thịt gia cầm với rau xanh đậm, có thể làm tăng hấp thu sắt.
Rất nhiều người hay e ngại và tránh xa thịt từ nội tạng động vật, tuy nhiên, chúng lại là nguồn cung cấp sắt vô cùng tuyệt vời cho cơ thể. Trong đó, gan là loại thực phẩm điển hình không những giàu sắt mà còn rất giàu folate. Ngoài ra, một vài cơ quan khác của động vật cũng có chứa nhiều sắt bao gồm tim, thận và lưỡi. Tuy nhiên ăn nhiều nội tạng động vật có nguy cơ tăng cholesterol máu nên cũng cần điều chỉnh phù hợp với tình trạng cơ thể.
Hải sản là nguồn cung cấp heme iron tốt cho cơ thể. Các loại hải sản có vỏ như hàu, trai và tôm đều cung cấp rất nhiều sắt. Bên cạnh đó, cá cũng là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời. Các loài cá giàu chất sắt bao gồm: cá mòi, cá ngừ, cá hồi tươi, cá bơn tươi, cá rô…
Mặc dù cá hồi tươi và cá hồi đóng hộp đều cung cấp sắt tốt cho cơ thể, tuy nhiên, cá hồi đóng hộp lại giàu canxi hơn. Khi canxi kết hợp với sắt sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của sắt vào cơ thể. Do đó, bạn không nên ăn thực phẩm giàu canxi kết hợp với thực phẩm giàu sắt cùng một lúc.
Các loại đậu là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho chúng ta, kể cả người ăn chay. Bạn có thể lựa chọn một vài loại đậu giàu sắt như đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành…
Bệnh nhân thiếu máu cũng có thể hấp thu nhiều chất sắt thông qua các loại hạt như: hạt bí ngô, hạt điều, hạt hồ trăn, hạt gai dầu, hạt thông, hạt hướng dương…
Các thực phẩm giàu chất sắt thường gặp
Có một số thực phẩm có thể làm giảm hấp thu sắt nên hạn chế và tốt nhất là không dùng chung thời điểm với các thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:
Ngoài giải quyết vấn đề thiếu máu ăn gì để bổ sung, cũng nên để ý các dấu hiệu khó chịu của cơ thể để áp dụng thêm các biện pháp điều trị phù hợp vì rất có thể tình trạng đã diễn tiến thành suy nhược cơ thể. Lúc này, cần phải sử dụng các biện pháp cụ thể hơn bao gồm:
- Điều trị thiếu máu dẫn đến suy nhược cơ thể nặng bằng thuốc điều trị: Những trường hợp bị suy nhược cơ thể đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cần đi khám để được bác sĩ chỉ định các thuốc điều trị triệu chứng (thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm…) và tư vấn một số hướng điều trị tích cực như điều trị theo chương trình thể dục đặc biệt và điều trị hành vi để giúp người bệnh giảm các triệu chứng như tinh thần bất ổn, mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa…
- Điều trị thiếu máu dẫn đến suy nhược cơ thể bằng thuốc Đông y: Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực cho người bệnh như bài Thập toàn đại bổ.
Tuy vậy, không phải bài thuốc bổ nào cũng có hiệu quả thực sự, nhất là những loại thuốc trôi nổi trên thị trường hoặc được nấu sắc thủ công. Nếu dùng phải những thang thuốc có dược liệu không đảm bảo còn gây nguy hại cho sức khỏe.
Thiếu máu kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể cần được điều trị
Bài thuốc Thập toàn đại bổ của Đông y đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên việc sắc thuốc và nhất là chất lượng dược liệu là mối quan ngại của nhiều người bệnh. Do vậy, các sản phẩm Thập toàn đại bổ dạng viên nén tiện dụng đang ngày càng được nhiều người bệnh tin dùng.
Tuy nhiên, thuốc bổ Đông y được sản xuất hiện đại dạng viên nén không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo hiệu quả và quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP - WHO Người bệnh cần thông thái lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất và đảm bảo chất lượng thì mới có hiệu quả điều trị. Tiêu biểu trong số đó là thuốc Thập Toàn Đại Bổ sản xuất tại Dược phẩm Nhất Nhất – doanh nghiệp sản xuất một số sản phẩm Đông y nổi tiếng trên thị trường như Hoạt huyết Nhất Nhất, Xương khớp Nhất Nhất, Dạ dày Nhất Nhất, Đại tràng Nhất Nhất…
Nhờ sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại, đảm bảo các quy chuẩn khắt khe của GMP-WHO, nên thuốc Thập Toàn Đại Bổ giữ nguyên và phát huy được dược tính trong các thảo dược quý.
Thuốc Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất phù hợp với những người suy nhược cơ thể, kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, phụ nữ sau sinh.
Thuốc Thập Toàn Đại Bổ hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh có thể dễ dàng mua về sử dụng.
Thập toàn Đại bổ Nhất NhấtBồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh. Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc gọi điện tư vấn 1800.6689 (giờ hành chính) Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 307/2020/XNQC/QLD |