Tìm hiểu bị cảm lạnh nên ăn gì
MỤC LỤC:
Triệu chứng cảm lạnh dễ nhận biết
Người bị cảm lạnh nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Thuốc giải cảm Đông y – giải pháp cho người bị cảm lạnh, cảm cúm
Khi bị cảm lạnh, cơ thể thường phản ứng bằng những triệu chứng cấp tính nhằm loại bỏ sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Một số triệu chứng điển hình của gồm:
Sổ mũi, nghẹt mũi
Sổ mũi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của cảm lạnh. Dịch nhầy trong mũi có thể dày đặc và khó thoát ra, gây cảm giác nặng nề và khó chịu.
Nghẹt mũi có thể làm cho việc hít thở qua mũi trở nên khó khăn, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
Đau họng và ho
Đau họng có thể làm cho việc nuốt thức ăn và nước uống trở nên khó khăn hơn.
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ dịch nhầy từ đường hô hấp trên, nhưng nếu ho kéo dài có thể gây mệt mỏi và khó chịu.
Đau đầu và đau nhức cơ thể
Đau đầu và đau nhức cơ thể thường là dấu hiệu của cơ thể đang chiến đấu với vi rút gây cảm lạnh.
Sốt
Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể khi đối mặt với vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh.
Mệt mỏi và khó chịu
Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng hơn so với bình thường. Cảm giác khó chịu, không thoải mái và không muốn làm gì là do cơ thể đang chiến đấu với bệnh.
Những triệu chứng này có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc tình trạng của mỗi người. Việc theo dõi và chăm sóc sớm sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng và nhanh chóng phục hồi.
Để giảm nhẹ các triệu chứng này, việc lựa chọn đúng thực phẩm và chế biến món ăn giải cảm lạnh phù hợp là vô cùng quan trọng.
Thực phẩm có vai trò quan trọng cho sự phục hồi của bệnh nhân cảm lạnh. Tham khảo ngay những món ăn bổ dưỡng mà người bị cảm lạnh nên ăn.
1. Canh gà hầm
Thành phần: Gà, cà rốt, củ cải, nấm hương, gừng, táo đỏ, hành, dầu ăn, gia vị.
Cách nấu: Các nguyên liệu được làm sạch. Hầm các nguyên liệu cùng nước trong nồi cho đến khi gà chín nhừ. Thêm gia vị vào vừa ăn. Canh gà hầm nên sử dụng khi còn ấm nóng sẽ tăng độ thơm ngon và thêm hiệu quả cho bệnh nhân cảm lạnh.
Món gà hầm giúp người bị cảm lạnh nhanh hồi phục
2. Cháo gạo lứt với gừng
Thành phần: Gạo lứt, gừng, nước.
Cách nấu: Vo sạch gạo, thêm vào nồi nhiều nước kèm gừng. Nấu cháo cho đến khi các hạt gạo bung nhừ. Thêm gia vị để cháo dễ ăn hơn. Có thể bổ sung thịt bằm để tăng hương vị thơm ngon của món ăn.
3. Bánh mì, thịt heo và rau cải
Thành phần: Bánh mì, thịt heo, rau cải, cà rốt, sốt mayonnaise.
Cách nấu: Đổi món cho cho người bị cảm với bánh mì cùng thịt heo nướng và rau cải. Thịt heo nướng nên sử dụng phần thịt bằm sẽ dễ ăn hơn cho người bị cảm lạnh. Bánh mì nướng nóng kèm thịt heo và các loại rau ăn kèm giải ngán như rau cải và cà rốt. Thêm sốt giúp kích thích vị giác và món ăn trở nên ngon hơn.
4. Súp cà rốt và khoai tây
Thành phần: Cà rốt, khoai tây, nước, gia vị.
Cách nấu: Súp là món dễ ăn, dễ tiêu hóa, phù hợp với người bị cảm. Cà rốt, khoai tây thái miếng vừa ăn. Hầm rau củ trong nước cho đến khi chín, sau đó xay nhuyễn. Nêm gia vị với muối và tiêu. Người cảm lạnh nên ăn nóng súp sẽ giúp ra mồ hôi và giải cảm hiệu quả.
Súp thịt cà rốt khoai tây phù hợp với người bị cảm lạnh
5. Cháo thịt, tía tô
Thành phần: Gạo, thịt thăn, lá tía tô, hành, tiêu.
Cách nấu: Thịt thăn băm nhỏ, hành củ thái lát. Cho gạo, thịt cùng nước vào nấu cho đến khi hạt gạo bung nhừ. Sau đó thêm hành lá, tía tô, tiêu cùng gia vị vừa ăn. Cháo thịt tía tô là món ăn giải cảm lạnh phổ biến nhất.
Trên đây là phần giải đáp người bị cảm lạnh nên ăn gì, bạn có thể tham khảo để áp dụng. Nhưng cần lưu ý, chế độ dinh dưỡng chỉ giúp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế được thuốc.
Để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, người bị cảm lạnh nên dùng thuốc cảm Đông y có tác dụng phát tán phong hàn với thành phần là các dược liệu như tía tô, trần bì, kinh giới, xuyên khung, hương phụ, phòng phong, sinh khương…
Thuốc cảm Đông y có dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản (ví dụ: Giải Cảm Nhất Nhất) có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT Tác dụng - Chỉ định: |