Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:50
RSS

Ngôi trường đặc biệt nhất thế giới: 100% học sinh có thể viết 2 tay cùng lúc

Chủ nhật, 30/04/2017, 16:00 (GMT+7)

Mặc dù trên thế giới chỉ có khoảng 10% dân số thuận tay trái và 1% dân số thuận cả hai tay, thế nhưng toàn bộ 300 em học sinh ở ngôi trường đặc biệt này có thể viết 2 tay cùng lúc.

Mặc dù trên thế giới chỉ có khoảng 10% dân số thuận tay trái và 1% dân số thuận cả hai tay, thế nhưng toàn bộ 300 em học sinh ở trường Veena Vandini, huyện Singrauli, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ lại có thể viết chữ thành thạo bằng cả hai tay trong cùng một lúc.

Được biết, đây chính là kết quả của phương pháp giáo dục đặc biệt mà ông VP Sharma, hiệu trưởng kiêm người sáng lập ngôi trường đã đề ra cách đây 20 năm về trước.

Học sinh viết ở hai tay bằng hai ngôn ngữ khác nhau. Ảnh: Internet

Hơn 300 em học sinh trong cùng một ngôi trường đều có thể viết cùng lúc bằng cả 2 tay. Do từng là một quân nhân xuất ngũ nên ông Sharma cũng rất kính trọng vị Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Ấn Độ - ngài Rajendra Prasad.

Và sau khi biết ngài Prasad có khả năng viết chữ cùng lúc bằng cả hai tay, ông Sharma đã quyết định luyện tập rồi nhanh chóng nhân rộng mô hình này bằng cách mở ngôi trường chuyên biệt mang tên Veena Vandini với các chương trình giảng dạy khá thú vị vào năm 1999.

Ông Sharma cho biết: “Tôi rất lấy làm cảm phục trước ngài Rajendra Prasad, và muốn áp dụng nó cho những lứa học sinh đầu tiên của tôi sau khi tôi mở trường tại làng quê này. Những học sinh đạt cấp độ 1 đến 3 có thể viết được bằng cả hai tay một cách thoải mái, trong khi cấp độ 7 và 8 thì học viên có thể viết một cách nhanh chóng và chính xác”.

Một tiết học rèn luyện kỹ năng viết bằng hay tai tại trường Veena Vandini. Ảnh: Internet

“Xa hơn nữa, không chỉ là khả năng viết, mà còn là khả năng sử dụng bộ não. Học sinh có thể viết cùng lúc hai văn bản khác nhau, hiệu suất sẽ tăng gấp hai lần và thời gian hoàn thành công việc sẽ giảm ngắn. Các học sinh của tôi cũng được học thêm tiếng Urdu”.

Ngôi trường được thành lập vào năm 1999 trong một khu vực hẻo lánh thuộc huyện Singrauli, tỉnh Madhya Pradesh. Ý tưởng độc đáo này đã khiến các nhà nghiên cứu từ Hàn Quốc đến tìm hiểu về kỹ năng kỳ lạ này.

Thái Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus