Sáng ngày 10/8, Janice Tua, mẹ của Sapphire Williams, thức dậy cho hai con gái sinh đôi Honey và Sapphire uống sữa.Trong khi đợi bình sữa bột mới pha nguội, cô tranh thủ cho Shapphire bú sữa mẹ.
Sapphire bú xong được mẹ đặt xuống giường, lúc này bé Honey vẫn chưa tỉnh ngủ. Một lúc sau, người mẹ thấy có máu chảy ra từ mũi Sapphire, bé mất nhận thức. Sapphire ngay lập tức được bố hô hấp nhân tạo, nhưng không qua khỏi.
Nhân viên điều tra xác định lượng cồn trong máu của Sapphire là 308 mg/100 ml máu, gấp gần 6 lần nồng độ cồn cho phép đối với người điều khiển phương tiện giao thông tại Australia. Bé bị ngộ độc rượu. Janice Tua nhớ lại cô đã uống tổng cộng 18 lon gồm rượu và nước ngọt vào hai hôm trước đó.
Các bà mẹ thường được khuyên không nên uống rượu khi đang mang thai và trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là loại dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong năm đầu đời. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có hệ miễn dịch tốt hơn và xu hướng khỏe mạnh hơn trong những năm sau đó.
Có một thực tế rất rõ ràng là tỷ lệ chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ được đến từ cơ thể người mẹ. Do đó, để tăng cường dinh dưỡng cho con, người mẹ cần tiêu thụ đúng các loại chất dinh dưỡng trong thời gian cho con bú. Ngoài những loại thực phẩm dinh dưỡng, mẹ cũng cần phải biết về những loại cần tránh tiêu thụ trong thời gian cho con bú, điển hình đầu tiên là rượu bia
Rượu được cơ thể hấp thu rất nhanh. Đối với các bà mẹ đang cho con bú, thời điểm nồng độ cồn trong cơ thể cao nhất vào khoảng 30-60 phút sau khi họ uống rượu. Nếu người mẹ uống rượu trong khi ăn thì thời gian này là 60-90 phút. Và chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh đang còn non yếu và trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đủ mạnh để chống lại vi khuẩn, vi trùng, giúp trẻ khỏe mạnh. Cơ thể em bé sẽ không thể hấp thu được các khoáng thể từ nó nếu như trong sữa mẹ có chứa cồn. Điều này có thể dẫn đến trẻ bị nhiễm bệnh, nhiễm trùng trong những giai đoạn đầu đời.
Nếu trẻ sơ sinh được tiếp xúc với số lượng rượu lớn trong những năm đầu đời có thể khiến não bị tổn thương nghiêm trọng. Không những thế, chúng còn có nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn. Hơn nữa, một thực tế có thể xảy ra đó là sự suy thoái nhanh chóng của các tế bào não ở trẻ em, thậm chí có thể dẫn đến não úng thủy.
Tiêu thụ rượu trong thời kỳ cho con bú ảnh hưởng rất xấu đến gan của em bé và có thể làm tăng nguy cơ tột tử ở trẻ sơ sinh.