Trên bàn các buổi liên hoan, tụ tập ăn uống luôn xuất hiện những loại đồ uống có cồn như bia, rượu, điều quan trọng bạn cần nhớ là đừng lạm dụng rượu bia nếu bạn không thể kiểm soát lượng cồn đưa vào cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến những người xung quanh, bất kỳ ai có biểu hiện lạ hãy đưa họ đến bệnh viện ngay.
Uống rượu pha bia có thể gây ngộ độc tử vong. Ảnh minh họa
Vừa qua, một nam sinh viên 20 tuổi đến từ Osaka, Nhật Bản đã tham dự một buổi tụ tập với câu lạc bộ quần vợt và quyết định uống một vài cốc bia. Khi cuộc vui lên đỉnh điểm, anh đã pha 20 cốc rượu whisky vào cốc bia và uống hết trong một hơi. Sau đó thanh niên trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, ngay lập tức ngủ gục xuống ghế. Bạn bè nghĩ rằng đây là triệu chứng say rượu bình thường, họ để anh nằm ngủ trên ghế và tiếp tục cuộc vui.
Thật không may, ngày hôm sau, nam sinh viên xấu số đã tử vong. Kết quả khám nghiệm pháp y cho biết nguyên nhân gây tử vong là ngộ độc rượu. Và 9 trong số sinh viên trong buộc tiệc bị buộc tội là cẩu thả và gián tiếp gây ra cái chết của nạn nhân. Họ đã bị buộc tội tại tòa khi công tố viên nói rằng họ chứng kiến nạn nhân bất tỉnh sau khi uống rượu nhưng đã không gọi xe cứu thương.
Và 9 trong số sinh viên trong buổi tiệc bị buộc tội tại tòa khi công tố viên nói rằng họ chứng kiến nạn nhân bất tỉnh sau khi uống rượu nhưng đã không gọi xe cứu thương, gián tiếp gây ra cái chết của nạn nhân.
Theo truyền thông Nhật Bản, nếu các sinh viên này bị kết án sẽ giúp ngăn chặn thói quen nài ép nhau uống rượu của những người trẻ tuổi trên bàn nhậu.
nhận biết người bị ngộ độc rượu?
- Mơ màng, hay nhầm lẫn.
- Nôn mửa.
- Co giật, động kinh.
- Thở chậm (dưới 8 lần thở/phút).
- Thở không đều (khoảng cách giữa các lần thở kéo dài hơn 10 giây).
- Da xanh xao, nhợt nhạt.
- Nhiệt độ cơ thể thấp (hạ thân nhiệt).
- Bất tỉnh, không thể đánh thức được.
- Gọi cấp cứu ngay lập tức. Không chủ quan cho rằng người bệnh đang say rượu và chỉ ngủ.
- Cố gắng giữ cho người bệnh tỉnh táo, tránh để bị rơi vào trạng thái mất ý thức.
- Cho người bệnh uống nước.
- Cố gắng giữ ấm cho người bệnh.
- Không để người bệnh 1 mình: người bệnh họ có thể bị sặc, nghẹt thở, không kiểm soát được hành vi và cần có người giúp đỡ và theo dõi triệu chứng của họ.
- Giúp người bệnh nôn: Nếu người bệnh muốn nôn, hãy giúp họ ngồi dậy để nôn. Nếu người bệnh chỉ có thể nằm, hãy xoay đầu sang một bên để hạn chế nguy cơ bị sặc.