Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:02
RSS

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khi rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng

Thứ hai, 19/08/2019, 16:10 (GMT+7)

Sử dụng lò vi sóng thực phẩm được khá nhiều người sử dụng bởi cách này có thể làm dã đông một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, theo giáo sư Costas Stathopoulos của Đại học Abertay ở Dundee lại cho rằng đây không phải là cách tốt.

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khi rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng
 Rã đông bằng lò vi sóng có thể làm gia tăng lượng vi khuẩn trong thực phẩm (ảnh minh họa)

Ông tiếp tục tiết lộ rằng để thực phẩm tan đá trong tủ lạnh mới là cách rã đông theo đúng tiêu chuẩn nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Giáo sư Stathopoulos giải thích, việc làm nóng thực phẩm đông lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, điều này làm cho thức ăn không an toàn khi được sử dụng. Mỗi lần bạn rã đông thức ăn, vi khuẩn sẽ tăng lên. Còn khi làm lạnh nó, vi khuẩn cũng sẽ bị đông lạnh.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thịt đã rã đông dễ nhiễm khuẩn hơn thịt tươi rất nhiều. Nguyên nhân là do các tinh thể nước đá nhỏ xíu khi tan ra sẽ để lại vô vàn những lỗ nhỏ trên bề mặt thịt. Đây là khoảng không gian lý tưởng để vi khuẩn ‘chui" vào và sinh sôi.

Giáo sư Stathopoulos so sánh hai mẫu thịt gà tây, một phần được rã đông trong tủ lạnh, phần còn lại được làm tan đá ở nhiệt độ phòng sau khi đặt trực tiếp trên bàn bếp. Gà tây ở nhiệt độ phòng được cho là có gấp đôi vi khuẩn của thịt đã được để tan trong tủ lạnh. Nó còn chứa cả các vi sinh vật Ecoli.

Giáo sư Stathopoulos cũng tiết lộ, thực phẩm có thể được bảo quản trong tủ đá lên đến 6 tháng nhưng chất lượng của chúng sẽ giảm đi ngay sau thời điểm đó.

Vậy rã đông thế nào cho đúng cách?

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khi rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng
Rã đông bằng cách ngâm thịt đã bọc kín bằng túi bóng trong chậu nước

Theo các chuyên gia, rã đông chậm là phương pháp chính xác. Nên rã đông gói thịt còn nguyên bao bì trong tủ lạnh bằng cách cho từ ngăn đông xuống ngăn mát, sau đó đem dùng ngay. Phần còn lại nếu chưa sử dụng thì đem bỏ ngay vào ngăn đá để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Đây có thể được coi là phương pháp an toàn vì nguy cơ tái nhiễm khuẩn rất thấp.

Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là mất nhiều thời gian, vì thế mới có nhiều người chọn cách rã đông nhanh hơn bằng cách ngâm thịt đã bọc kín bằng túi bóng trong chậu nước. Cách làm này vừa nhanh lại không làm mất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Một điều cần lưu ý đó là khi rã đông xong, cần chế biến ngay. Nguyên nhân là nếu để miếng thịt đã rã đông ở nhiệt độ khoảng 20 độ C trong vài giờ thì có thể có tới 10 tỷ mầm vi khuẩn/1g thịt, rất nguy hiểm nếu đem sử dụng. Hơn nữa khi để lâu sản phẩm rã đông ở bên ngoài, các vi chất vitamin và hương vị cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Mai Anh (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.