Vắc xin dạng miếng dán có tác dụng phòng ngừa dịch Covid-19. Ảnh Sputnik
Các chuyên gia từ ĐHTH Đại học Y khoa Pittsburgh vừa công bố thử nghiệm thành công loại vắc xin mới chống virus corona (Covid-19). Vắc xin dựa trên cơ sở kháng nguyên virus được truyền vào da với sự hỗ trợ của microneedles trải trên bề mặt của miếng dán có kích thước bằng đầu ngón tay. Miếng dán microneedle có chứa 400 microneedles li ti từ đường và protein hòa tan toàn phần mà không để lại bất kỳ dấu vết dư lượng.
Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng với hình thức như vậy quá trình cung cấp vắc xin ở động vật diễn ra qua hai tuần, các kháng thể đặc hiệu cho SARS-CoV-2 được sản sinh với số lượng được cho là đủ để vô hiệu hóa virus, Dân việt dẫn nguồn tin từ Spunik.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, các miếng dán như vậy có thể nhanh chóng được sản xuất ở quy mô công nghiệp mà không cần phải giữ lạnh trong quá trình bảo quản hoặc vận chuyển.
Đây là ưu thế lớn so với dạng thức truyền thống của vắc xin . Yếu tố quan trọng nữa là vắc xin với microneedles vẫn bảo lưu hiệu quả ngay cả sau khi khử trùng triệt để bằng bức xạ gamma, đặc điểm này rất quan trọng để tạo ra sản phẩm phù hợp sử dụng cho người.
Không giống như vắcxin mRNA đang được thử nghiệm ở các nước khác nhau, loại vắc xin miếng dán này có tên là PittCoVacc (Pittsburgh Coronavirus vắcxin), hoạt động giống như mũi tiêm ngừa cúm: bằng cách đưa các mẩu protein của bản thân virus chiết xuất trong phòng thí nghiệm vào cơ thể vật chủ, Vietnamplus đưa tin.
Các nhà nghiên cứu đã có thể hành động nhanh chóng vì từng có kinh nghiệm thu được trong thời gian những trận dịch trước đó như SARS-CoV năm 2003 và MERS-CoV vào năm 2014.
Trưởng nhóm nghiên cứ Andrea Gambotto cho biết: "Hai loại virus có liên quan mật thiết đến SARS-CoV-2 cho chúng ta thấy loại protein nhất định được gọi là protein tăng đột biến rất quan trọng đối với việc tạo khả năng miễn dịch. Chúng tôi đã biết chính xác có thể tìm cách ngừa chủng SARS-CoV-2 ở đâu"
Tính đến sáng 8/4, số ca nhiễm covid-19 trên toàn cầu đã lên tới 1.424.341 ca, trong đó có hơn 81.896 ca tử vong. Đến sáng nay, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới với 394.587 ca nhiễm, 12.583 ca tử vong.