Thứ bảy, 20/04/2024 | 16:05
RSS

Mọi điều cần biết khi điều trị trĩ ngoại, tránh tái phát

Thứ tư, 29/03/2023, 11:43 (GMT+7)

Trĩ là căn bệnh khá phổ biến, nhưng nhiều người còn e ngại, không thăm khám và điều trị dẫn đến nhiều hệ lụy. Tìm hiểu phương pháp điều trị trĩ ngoại như thế nào.

điều trị trĩ ngoại hiệu quả

Tìm hiểu các phương pháp điều trị trĩ ngoại hiệu quả

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam bệnh trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở nước ta.

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng hình thành búi trĩ ở dưới lớp da xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ ngoại phân biệt với trĩ nội ở vị trí của búi trĩ. Cụ thể, trĩ nội hình thành búi trĩ bên trong thành trực tràng, thường không gây đau nhưng gây chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh trĩ ngoại thì búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, gây đau nhiều hơn trĩ nội.

Bệnh trĩ ngoại chia thành trĩ ngoại búi (1, 2, 3 búi) hay hết vòng hậu môn.

điều trị trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng hình thành búi trĩ ở dưới lớp da xung quanh hậu môn

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ ngoại là:

  • Ngứa và đau vùng hậu môn
  • Đi ngoài ra máu (lượng máu không nhiều)
  • Có cục máu đông bên trong búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại có tự khỏi không?

Do là căn bệnh tế nhị, nên nhiều người thường e ngại, không thăm khám và tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các  mẹo dân gian để điều trị. Thực tế cho thấy, bệnh trĩ khó tự khỏi, nhưng có thể điều trị được nếu người bệnh thăm khám sớm và điều trị đúng cách.

Bệnh trĩ dễ tái đi tái lại nhiều lần, nên ngoài biện pháp điều trị, người bệnh cũng cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để hạn chế búi trĩ phát triển trong tương lai.

Các biến chứng của bệnh trĩ ngoại

Nếu chữa trĩ ngoại không kịp thời, không đúng cách, tình trạng trĩ nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Thiếu máu

Cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đều gây chảy máu hậu môn. Tình trạng chảy máu thường xuyên có thể dẫn đến thiếu máu, gây chóng mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc.

Nhiễm trùng

Búi trĩ thò ra ngoài hậu môn, bị cọ sát nên dễ gây viêm da xung quanh hậu môn. Nếu búi trĩ chảy máu, loét thì vết thương dễ tiếp xúc với phân và vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng.

điều trị trĩ ngoại
Không chỉ gây đau đớn, bệnh trĩ còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Sa nghẹt búi trĩ

Trĩ ngoại thò ra ngoài hậu môn, sưng to có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.

Tắc mạch

Tắc nghẽn mạch máu vùng hậu môn sẽ dễ hình thành cục máu đông trong búi trĩ. Tình trạng này không chỉ gây cộm, ngứa, đau đớn mà còn có thể dẫn đến hoại tử.

Chữa trị trĩ ngoại như thế nào cho đúng?

1. Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ không dùng thuốc

Khi bị bệnh trĩ, trước khi dùng thuốc, thông thường người bệnh sẽ áp dụng một số biện pháp như:

Chườm đá

Chườm lạnh lên búi trĩ sẽ giúp giảm sưng, giảm đau và ngứa ngáy.

Tắm nước ấm

Ngâm mông trong bồn tắm (hoặc chậu nước ấm) sẽ giúp giảm đau rát búi trĩ, nhất là sau mỗi lần đi đại tiện.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Hàng ngày, nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, sau đó dùng giấy hoặc khăn sạch để thấm khô.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là cách giúp tiêu hóa tốt hơn, làm mềm phân, giúp phân đi qua hậu môn dễ dàng, giảm tình trạng rặn khi đi ngoài.

Ăn đủ chất xơ

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ để phòng tránh táo bón, giảm đau do bệnh trĩ và giảm nguy cơ bệnh trĩ tái phát.

Chất xơ có trong các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…

điều trị trĩ ngoại
Ăn thực phẩm giàu chất xơ là cách hỗ trợ điều trị trĩ ngoại hiệu quả

Vận động nhiều hơn

Vận động, tập thể dục giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm táo bón.

Duy trì thói quen đi đại tiện hàng ngày

Nên đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn lâu để phân không bị khô cứng và gây đau khi đi đại tiện. Khi ngồi trong nhà vệ sinh, cũng không nên ngồi quá lâu. Nên kê ghế nâng cao chân, để việc đi đại tiện dễ dàng hơn.

2. Dùng thuốc Tây

Người bệnh trĩ có thể dùng một số loại thuốc để giảm đau, giảm ngứa và làm mềm phân như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Ibuprofen hoặc Acetaminophen có thể dùng để giảm đau do búi trĩ…
  • Thuốc giảm ngứa tại chỗ: Kem Hydrocortisone…
  • Thuốc khác: Thuốc đặt hậu môn, thuốc chống táo bón, thuốc làm mềm phân...

Thuốc Tây là con dao hai lưỡi, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng, nhưng có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh trĩ không nên lạm dụng trong thời gian dài.

3. Dùng thuốc Đông y

So với thuốc Tây, thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng hiệu quả lại kéo dài, an toàn, lành tính, ít hoặc không gây tác dụng phụ. Nhờ những ưu điểm này, hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến thuốc Đông y để điều trị bệnh, đặc biệt là người bệnh trĩ - một bệnh dễ tái phát do chế độ ăn uống và sinh hoạt.

điều trị trĩ ngoại
Ngày càng có nhiều người bệnh tin dùng thuốc Trĩ Đông y

4. Phẫu thuật

Nếu việc dùng thuốc và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ không có hiệu quả, có thể người bệnh cần phải phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.

Một số biện pháp phổ biến gồm chích xơ, đốt, thắt dây thun, phẫu thuật cắt trĩ... Với bệnh trĩ ngoại, chỉ nên áp dụng phẫu thuật cắt trĩ vì hậu môn là vùng có nhiều cơ quan thụ cảm nên nếu áp dụng các phương pháp can thiệp khác thì sẽ gây đau đớn nhiều trong một thời gian dài sau mổ.

Thuốc Trĩ Đông y – Giảm đau rát, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát

Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả với tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ. Nhờ tác dụng làm bền vững thành mạch, co các búi trĩ nên bài thuốc còn giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Bài thuốc này là sự kết hợp hài hòa của các vị thuốc như Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo, Sen (hạt), Ý dĩ. Kế thừa tinh hoa từ bài thuốc kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng. Tiêu biểu như Thuốc Trĩ Nhất Nhất.

Thuốc Trĩ Nhất Nhất dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO

Thuốc Trĩ Nhất Nhất

điều trị trĩ ngoạiGiảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát

Thành phần:

Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:

1. Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 700 mg

2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg

3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg

4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg

5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg

6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg

7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg

8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg

9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg

10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Tác dụng - Chỉ định:

Tác dụng

Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Chỉ định

Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Liều dùng, cách dùng:

Uống với nước ấm trước bữa ăn.

Đối với trường hợp trĩ cấp tính:

Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.

Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Sản xuất tại:

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam.

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 07/2022/XNQC/YDCT ngày 19/7/2022

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

Thông tin chi tiết xem tại: Trĩ Nhất Nhất

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại