Mới đây, Microsoft đã tiến hành làm việc với ByteDance và Chính phủ Mỹ về thỏa thuận mua TikTok. Nếu không có gì thay đổi, thương vụ này dự kiến hoàn tất vào ngày 15/9 năm nay.
Cụ thể, các cuộc thương thảo với ByteDance sẽ được đưa ra dựa trên thông báo của Microsoft và ByteDance gửi cho Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ. Hai hãng đã đưa ra thông báo về ý định nghiên cứu đề xuất sơ bộ liên quan đến việc mua dịch vụ khóa họcTikTok ở Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Điều này có nghĩa, Microsoft sẽ sở hữu và vận hành TikTok tại các thị trường này.
Ngoài ra, Microsoft cũng bày tỏ mong muốn được tiếp tục đối thoại với Chính phủ Mỹ, trong đó có cả Tổng thống Trump, đồng thời cho biết rất coi trọng việc giải quyết các mối quan ngại của Tổng thống Trump và cam kết cung cấp lợi ích kinh tế phù hợp cho Mỹ.
Microsoft nhấn mạnh: "Cấu trúc mới của TikTok sẽ dựa trên các trải nghiệm người dùng hiện có, đồng thời bổ sung các biện pháp bảo vệ, bảo mật và các phương pháp an toàn kỹ thuật số đẳng cấp thế giới".
"Mô hình hoạt động mới cũng được xây dựng để đảm bảo tính minh bạch cho người dùng, cũng có sự giám sát an ninh phù hợp từ chính phủ ở các quốc gia ứng dụng này có mặt", Microsoft cho biết thêm.
Mua lại TikTok sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho Microsoft. Trước đây, tập đoàn này đã từng đầu tư vào mảng mạng xã hội nhưng chưa thể phát triển được một mạng xã hội thực sự nổi bật. Năm 2016, Microsoft thâu tóm mạng xã hội tuyển dụng LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD.
CNBC đánh giá, nếu hoàn tất việc mua bán, Microsoft sẽ đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc với các lệnh cấm của Mỹ với TikTok, cũng như nguồn gốc Trung Quốc của ứng dụng video này. Gần đây, giới phân tích đánh giá TikTok có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của giới chức Mỹ, sau ZTE và Huawei.