Thứ bảy, 18/01/2025 | 08:43
RSS

Lưu nhanh 3 cách giúp vết bỏng mau lành ngay tại nhà

Thứ tư, 02/11/2022, 17:29 (GMT+7)

Bỏng là tai nạn thường gặp, không chỉ gây đau nhức khó chịu mà còn có thể để lại sẹo rất mất thẩm mỹ. Nếu được xử lý đúng cách, kịp thời sẽ giúp vết bỏng mau lành.

cách giúp vết bỏng mau lành

Xử lý sớm tại nhà giúp vết bỏng nhanh lành

Đánh giá các cấp độ bỏng

Để giúp vết bỏng mau lành hơn, trước hết cần đánh giá các cấp độ bỏng xem bỏng đang ở mức nào.

Da có cấu trúc gồm 3 phần: ngoài cùng là biểu bì, sau đó đến lớp hạ bì và trong cùng là lớp mô dưới da. Dựa vào mức độ tổn thương của da, bỏng được chia ra thành 4 cấp độ.

Bỏng độ 1

Đây là cấp độ nhẹ nhất, chỉ có tổn thương ở lớp biểu bì ngoài cùng. Bỏng độ 1 thường gặp ở trường hợp cháy nắng.

Các triệu chứng có thể thấy là vùng da bỏng đỏ tấy nhẹ, đau rát. Các triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 3-7 ngày.

Bỏng độ 2

Vùng da bị tổn thương không chỉ còn ở lớp biểu bì mà đã ăn sâu vào tới lớp hạ bì.

Bề mặt da phồng rộp, đỏ rát và đau nhức hơn độ 1 khá nhiều. Thậm chí có thể có mụn nước. Thời gian vết thương cải thiện có thể lên đến 3 tuần.

Bỏng độ 3

Đây là loại bỏng nguy hiểm, thường do tiếp xúc trực tiếp với vật nóng, lửa hoặc nước nóng. Da bị tổn thương sâu vào các lớp bên trong, có thể tác động lên dây thần kinh khiến tê liệt, không cảm nhận thấy đau đớn.

Vùng da bị bỏng thường có màu trắng, xám hoặc đen.

Bỏng độ 4

Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương.

Dựa vào các đặc điểm trên, có thể đánh giá mức độ bỏng để có hướng xử lý phù hợp. Thông thường, bỏng độ 3 và 4 thì tốt nhất là nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Với trường hợp bỏng độ 1 và 2 thì có thể áp dụng những cách chữa bỏng tại nhà để làm giảm triệu chứng.

cách giúp vết bỏng mau lành

Tổn thương càng sâu, mức độ bỏng càng nghiêm trọng

Một số cách giúp vết bỏng mau lành

1. Hạ nhiệt và làm sạch vết bỏng

Nước mát giúp hạ nhiệt, giảm đau và ngăn chặn tổn thương ăn sâu hơn vào da. Vì vậy, hãy để vết bỏng dưới vòi nước mát trong khoảng 10 – 20 phút. Tuyệt đối không nên để đá trực tiếp lên vết bỏng vì có thể gây ra tình trạng co mạch máu, co cơ, giảm tuần hoàn làm vết bỏng nghiệm trọng hơn. Thậm chí đá có thể gây bỏng lạnh vô cùng nguy hiểm.

Sau khi hạ nhiệt bằng nước mát, dùng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương. Có thể thay thế nước muối sinh lý bằng dung dịch iodine nhưng không nên dùng nước oxy già vì oxy già có thể phá hủy các tế bào, không có lợi cho quá trình lành vết thương.

Lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh để xước, hoặc làm rộng thêm diện tích vùng da tổn thương.

cách giúp vết bỏng mau lành

Xả nước mát vào vết bỏng khoảng 10-20 phút giúp hạ nhiệt

 2. Chữa bỏng bằng mật ong

Mật ong thường được dân gian sử dụng để làm nhanh lành vết bỏng, do đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Bạn có thể thoa mật ong lên miếng gạc, sau đó đặt lên vị trí bị bỏng để ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời cũng giúp giảm bớt cơn đau khó chịu.

Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng phương pháp này khi chắc chắn rằng bạn mua được mật ong nguyên chất, không pha tạp.

3. Sử dụng kem bôi thảo dược

Sau khi làm sạch vết bỏng, với các vết bỏng độ 1, 2, bạn có thể dùng các loại kem bôi thảo dược để giúp làm dịu vết bỏng và da nhanh lành hơn. Nên lựa chọn các sản phẩm đa công dụng, có thể dùng từ khi vết bỏng còn mới cho đến khi vết thương lành miệng, lên da non để đạt hiệu quả cao. Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất – do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.

Sản phẩm có thành phần thảo dược, giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau, làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng, chóng lên da non, đồng thời còn hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.

cách giúp vết bỏng mau lành
Dùng kem bôi thảo dược giúp sát trùng, giảm ngứa, giúp nhanh lành vết bỏng

Hướng dẫn cách dùng kem thảo dược để vết bỏng mau lành

Tùy độ rộng của vết thương, cách sử dụng có chút khác biệt, nên lưu ý để đạt hiệu quả tối ưu:

  • Vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần. 
  • Vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
  • Vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.

Chú ý: Khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì thôi.

Một số cách phòng tránh bỏng

Mặc dù có nhiều cách mau lành vết bỏng, tuy nhiên, bỏng là tai nạn thường gặp, nên để phòng tránh tối đa nguy cơ, mỗi người nên cẩn trọng hơn trong sinh hoạt.

  • Cho trẻ nhỏ tránh xa khu vực bếp núc, nấu nướng, bình ga, phích nước
  • Khi tắm cho trẻ nhỏ, người lớn cần kiểm tra nhiệt độ nước trước, tránh để trẻ ở trong phòng tắm một mình
  • Không để dây điện dài, thò ra hoặc cản trở lối đi trong nhà
  • Sử dụng găng tay khi tiếp xúc hóa chất tẩy rửa
  • Khi nấu ăn, cần sử dụng găng tay khi chạm vào nồi, chảo nóng
  • Sử dụng kem chống nắng, áo chống năng khi ra ngoài vào mùa hè
  • Đối với người hút thuốc lá, cần đảm bảo tàn thuốc vứt đi đã dập tắt lửa hoàn toàn.

KEM NHẤT NHẤT

cách giúp vết bỏng mau lànhGiúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành

 

 

 

Công dụng:

  • Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
  • Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
  • Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
  • Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
  • Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. 

 

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại