Làm sạch mảng bám chân răng chưa bao giờ đơn giản như thế
Để làm sạch mảng bám chân răng, trước hết cần hiểu cơ chế hình thành mảng bám, cao răng.
Khi ăn, vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy carbohydrate từ thức ăn thành axit, trộn với các mảnh thức ăn thừa và nước bọt để tạo ra mảng bám. Lớp mảng bám này sẽ hình thành sau mỗi 8-12 giờ và dính như keo vào răng gần đường viền nướu.
Nếu không vệ sinh răng miệng tốt, mảng bám lâu ngày có thể chuyển thành chất cứng màu vàng nâu, gọi là cao răng hay vôi răng. Vi khuẩn từ vôi răng có thể tiến sâu hơn vào chân răng, làm tăng nguy cơ bị mất răng. Lúc này, bắt buộc phải loại bỏ mảng bám và cao răng càng sớm càng tốt.
Chỉ đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa hay dùng tăm không thể giúp loại bỏ mảng bám và cao răng, vì cao răng rất cứng. Gặp nha sĩ để lấy cao răng mới giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cao răng.
Hiểu rõ hơn về biện pháp lấy cao răng
Lấy cao răng là một quá trình tỉ mỉ và tốn nhiều công sức. Đầu tiên, nha sĩ sẽ loại bỏ phần lớn mảng bám xung quanh răng và nướu bằng dụng cụ cầm tay hoặc thiết bị siêu âm và sau đó xả sạch bằng nước.
Cần đi lấy cao răng tại phòng khám hoặc bệnh viện
Nếu có nhiều cao răng và cao răng hình thành đã lâu, có thể cần phải lấy cao răng vài lần mới hết. Tuy vậy, khi mảng bám và cao răng được loại bỏ, các mô nướu sẽ bắt đầu lành lại và ít bị viêm hơn. Điều này sẽ giúp dễ loại bỏ mảng bám hơn trong những lần tiếp theo.
Khi nhiễm trùng lan xuống dưới đường viền nướu, nó có thể mở rộng khoảng cách tự nhiên giữa răng và nướu để tạo thành những khoảng trống được gọi là túi nha chu bị nhiễm trùng.
Túi hình thành ở độ sâu lớn hơn 5 mm dưới đường viền nướu rất có thể sẽ phải phẫu thuật qua mô nướu. Nhưng đối với các túi không quá sâu, có một kỹ thuật trung gian được gọi là bào láng gốc răng.
Nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ như lấy cao răng để loại bỏ vôi răng, vi khuẩn và các chất nhiễm trùng khác bám trên bề mặt chân răng. Phương pháp này có thể gây đau nên thường nha sĩ sẽ gây tê cục bộ để làm tê các mô nướu. Khi bệnh nhân không kêu la vì đau đớn, nha sĩ mới có thể phát hiện và loại bỏ từng mảng bám và chất tích tụ một cách kỹ lưỡng nhất có thể.
Nếu mảng bám và vôi răng ít, bạn có thể áp dụng một vài cách tự nhiên để loại bỏ và ngăn ngừa sự tích tụ cao răng.
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, cần dùng bàn chải đánh răng mềm và thay thế ít nhất 3 - 4 tháng một lần, khi lông bàn chải bắt đầu sờn. Sử dụng bàn chải đủ nhỏ để vừa với miệng của bạn. Nếu dùng bàn chải quá to có thể khó tiếp cận phía sau răng, trên răng và hàm phía sau.
Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng bàn chải điện để loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn bàn chải đánh răng truyền thống.
Dùng bàn chải điện sẽ giúp làm sạch răng miệng tốt hơn
Bạn nên dành khoảng 2 phút để đánh răng mỗi lần. Đánh răng 30 giây không đủ để làm sạch răng.
Thật không may là mảng bám tích tụ lại nhanh chóng sau khi chải sạch răng. Do vậy, một số chuyên gia khuyến nghị các phương pháp điều trị tại nhà khác để loại bỏ mảng bám tích tụ.
Đánh răng bằng baking soda là một cách an toàn và hiệu quả để loại bỏ mảng bám. Baking soda có thể loại bỏ mảng bám mà không làm hỏng men răng.
Baking soda cũng chống lại quá trình khử khoáng, là một quá trình hóa học loại bỏ canxi khỏi men răng. Baking soda làm giảm quá trình khử khoáng vì nó có độ pH cao, có thể giúp cân bằng nồng độ pH bên trong miệng và ngăn ngừa mất men răng.
Baking soda cũng có đặc tính kháng khuẩn có thể ngăn ngừa sâu răng.
Cách làm:
Rắc một chút baking soda vào bàn chải có kem đánh răng rồi chải răng như bình thường. Sau đó, súc miệng lại cho thật sạch.
Dầu dừa có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Dầu dừa cũng chứa axit lauric, một loại axit béo có đặc tính kháng khuẩn.
Một nghiên cứu năm 2015 liên quan đến 60 thanh thiếu niên bị viêm lợi cho thấy rằng súc miệng bằng dầu dừa làm giảm 50% mảng bám răng. Những người tham gia nghiên cứu cũng giảm đáng kể các triệu chứng viêm lợi. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là do sự giảm mảng bám răng.
Cách làm:
Ngậm 1 thìa dầu dừa ấm trong miệng khoảng 5-10 phút. Nhổ dầu dừa vào thùng rác hoặc khăn giấy. Nên tránh khạc dầu dừa vào bồn rửa, vì nó có thể làm tắc nghẽn đường ống cống.
Các loại dầu hiệu quả khác có thể thay thế gồm: Dầu ô liu, dầu hạnh nhân, dầu mè.
Thay vì dùng các loại dầu gây cảm giác nhờn rít, bạn có thể dùng nước ngậm răng miệng thảo dược để ngậm miệng sau khi đánh răng.
Ngậm dầu dừa hoặc nước ngậm răng miệng thảo dược giúp làm sạch răng miệng
Chỉ cần ngậm dung dịch trong miệng khoảng 5 phút, trong khi ngậm thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi vào các kẽ răng, khoang miệng. Các hoạt chất trong thảo dược sẽ giúp làm sạch răng miệng, hỗ trợ làm giảm viêm lợi, viêm chân răng, hỗ trợ làm giảm mảng bám, cao răng.
Khi nhổ dung dịch đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Chính vì những lý do này, nước ngậm răng miệng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược hiện đang là sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn để hỗ trợ làm sạch mảng bám chân răng, giảm thiểu số lần phải ghé thăm nha sĩ.
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT - Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay. - Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng. - Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt. - Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho. Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính) Xem thêm về sản phẩm: https://nhatnhat.com/nuoc-ngam-rang-mieng-nhat-nhat.html |