Thứ bảy, 20/04/2024 | 01:21
RSS

Khi người tiêu dùng lọt vào "ma trận" mỹ phẩm giả không rõ nguồn gốc

Thứ sáu, 11/08/2017, 13:13 (GMT+7)

Hiện nay, bán mỹ phẩm online đang được nhiều người lựa chọn bởi sự tiên lợi. Song, cũng chính vì thế đã tạo lỗ hổng cho kẻ gian có cơ hội "trà trộn" bán sản phẩm không rõ nguồn gốc ảnh hưởng tới người dùng.

Mỹ phẩm giả nhưng… tác hại thật

Chị Lê Thị Cúc (Quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết, chị thấy người ta quảng cáo kem dưỡng trắng da Lancôme đang giảm giá đến 70%, vì ham rẻ nên chị đã mua về dùng nhưng không ngờ được 1 tuần thì mặt chị bắt đầu nổi mụn, ngữa ngày và ửng đỏ, sau đó qua khâu kiểm tra chị mới biết mình mua phải hàng giả.

tác hại khi dùng mỹ phẩm giả

Dùng mỹ phẩm giả dễ dẫn tới tình trạng nổi mụn khắp mặt, làm da mỏng nổi gân trên mặt. Ảnh: Thanh Niên

Trường hợp của chị Cúc không phải là trường hợp duy nhất mua phải mỹ phẩm giả, chị Lê Thị Ngọc Linh (Quận 7, TP.HCM) cũng bức xúc tuyên bố bản thân sẽ "cạch tới già" với những loại mỹ phẩm online.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều các shop bán mỹ phẩm online, cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhái lại sản phẩm của nhiều thương hiệu uy tín nhưng giá lại siêu rẻ chỉ có giá bằng một nửa. 

Nhằm phục vụ nhu cầu làm đẹp của chị em các hãng mỹ phẩm thi nhau ra đời. Tuy nhiên những loại mỹ phẩm giả không mang tới tác động tihs cực mà ngược lại lại khiến người dùng bị nhiễm chất độc hại thậm chí là ung thư da do được sản xuất trong môi trường kém vệ sinh.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Diệp, Trưởng Phòng khám Da liễu, Cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, gần đây số lượng bệnh nhân tới khám vì dị ứng mỹ phẩm tăng cao. Đa phần các họ đều có những triệu chứng như da bị phát ban mụn trứng cá, ửng đỏ, kích ứng, dị ứng, giãn mao mạch, sạm nám da…. Một số trường hợp nhẹ thì khắc phục dễ và nhanh, nhưng trường hợp nặng phải điều trị rất lâu, có khi nguy hiểm đến tính mạng.

Rước họa vì dùng mỹ phẩm siêu rẻ. Nguồn: VTC

Xảy ra tình trạng này là do nhiều người tin vào lời quảng cáo "đường mật" cùng mức giá siêu rẻ mà chủ shop đưa ra, họ chưa cần kiểm chứng chất lượng thực sự nhưng vẫn sẵn sàng đặt mua về dùng. Chính vì thế, tình trạng "tiền mất tật mang" luôn xảy ra khiến nhiều người lao đao.

Có không ít trường hợp do mua mỹ phẩm online không hóa đơn chứng từ nên khi xảy ra sự cố không biết khiếu kiện ai, công ty nào. Trên thực tế, rất dễ dàng để bắt gặp những lời “bắt vạ”, vạch mặt tố cáo của khách hàng khi mua nhầm hàng nhái, giả trên các trang mạng xã hội, diễn đàn làm đẹp,…

Mỹ phẩm giả bày bán tràn lan

 

Theo thông tin từ một doanh nghiệp chuyên kinh doanh mỹ phẩm thì những loại mỹ phẩm đóng chai đang được bày bán nhiều trên thị trường thường là mỹ phẩm "tự chế". Chỉ cần một ít hóa chất cùng một ít nguyên liệu được nhập từ Trung Quốc về, qua bàn tay "thần thánh" của công nhân là đã có ngay những lọ mỹ phẩm đẹp mắt giá rẻ.

Chẳng hạn, với loại mỹ phẩm da trắng nhanh, các đối tượng cho corticoid liều cao vào, dù đây là chất phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng Giám đốc Cổng chống hàng giả Việt Nam cho biết, tình trạng mỹ phẩm giả bán tràn lan là do các đối tượng nắm bắt được tâm lý ham rẻ và thích làm đẹp của người tiêu dùng nên chúng thường sử dụng hóa chất ăn mòn để làm mỹ phẩm. 

cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả

Một cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả ở cần Thơ bị công an phát hiện. Ảnh: VnExpress

“Các đối tượng làm mỹ phẩm giả tìm mọi cách để chi phí càng thấp càng tốt. Thậm chí họ không cần đầu tư máy móc thiết bị, chỉ trộn những hóa chất sau đó đóng gói vào các bao bì hoặc đóng mác các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng rồi bán ra thị trường thông qua các kênh, trong đó có kênh online như Facebook” - ông Hồng nói.

Tại một cơ sở sản xuất của Nguyễn Văn Thành (51 tuổi, ngụ Gia Lai) làm chủ, Cục Cảnh sát Kinh tế (Bộ Công an) phối hợp Công an TP Cần Thơ đã thu giữ nhiều thùng hàng mang nhãn hiệu New Today, 3 Day, kem dưỡng trắng da Ha Su, kem dưỡng trắng da toàn thân Nha Đam, tất cả đều không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

 

Tiếp tục kiểm tra các nhà trọ Thành thuê ở gần đấy, cảnh sát phát hiện dây chuyền sản xuất mỹ phẩm giả quy mô lớn. Theo lời khai nhận của Thàn thì người này đã bỏ tiền để loàm nhái nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng, sau đó được bán cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Phân biệt mỹ phẩm chính hãng với mỹ phẩm giả

Trên thực tế, việc phân biệt hàng giả, hàng nhái không khó như bạn vẫn nghĩ. Điều đầu tiên cần lưu ý chính là khi mua mỹ phẩm hãy lựa chọn nhà phân phối chính hãng, có địa chỉ cũng như chính sách đổi trả rõ ràng. 

phân biệt mỹ phẩm thật giả

Người tiêu dùng khi mua cần biết phân biệt mỹ phẩm thật giả để tránh tình trạng tiền mất tật mang. Ảnh: Tri thức trẻ

Hàng thật: Trên bao bì của sản phẩm có in mã vạch, đối với sản phẩm dạng tuýp, phần đuôi sẽ có mã vạch và hạn sử dụng đóng nổi. Bao bì, nhãn mác của hàng thật được làm từ giấy có chất lượng tốt, vỏ thủy tinh (nhựa) bóng đẹp, sắc nét, được cán sắc sảo. Logo và chữ sắc cạnh, đều màu không lem nhem và dây mực. Có tem chống hàng giả của Bộ Công an.

Hàng giả: Đối với hàng giả hầu hết không có mã vạch, nếu có thì chỉ là mảnh giấy dán vào. Kiểu trình bày, in ấn không rõ ràng, giấy có chất liệu xấu, chữ quá nhỏ hoặc quá to, mờ hoặc dễ bị bong tróc, rách. Không có tem chống hàng giả của Bộ Công an. Các sản phẩm nhái thường biến đổi tên gần giống với tên sản phẩm thật, thay vì Lancôme thì là Lamcome, ShinBing thì là ShingBing, Shiseido thì là Shiseiddo…
Ngoài ra, khi gặp phải tình trạng lừa đảo khi mua mỹ phẩm online, các khách hàng phải báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.

3 bước nhận biết mỹ phẩm thật giả. Nguồn: VTC1
 

Q.N (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC